Điểm nhấn

 PHAN KHỞI NHẬT : TƯ CÁCH PHAN KHỞI NHẬT : TƯ CÁCH Có lẽ,khi con người ta đứng tuổi,không nhiều thì ít bỗng nảy sinh ra một hứng thú nào đó !? Có bà cứ mở mồm là chửi con, nói xấu chồng, cho vay nặng lãi. Vậy mà cứ ngày rằm, mồng một vẫn nghiễm nhiên vận áo nâu sồng ngồi tụng kinh niệm Phật ! Có ông nổi máu đố kị... Xem tiếp »

Những hình thức mới của hội nghị Diên HồngNhững hình thức mới của hội nghị Diên Hồng Nguyễn Hưng Quốc Lâu lâu, khi đất nước đối diện với những khó khăn và bế tắc, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đây đó, một số người lại đề nghị nên mở một cuộc hội nghị Diên Hồng mới theo mô thức cuộc hội nghị mang tính chất dân chủ đầu tiên... Xem tiếp »

Trò chuyện với LS Nguyễn Thị Dương HàTrò chuyện với LS Nguyễn Thị Dương Hà Dân Luận, Talawas, Boxitvn...đã bị CAM cưỡng chiếm từ nhiều tháng nay. Boxitvn tố giác hình ảnh giả mạo, cái ảnh mà công an cung cấp, nhằm củng cố uy tín cho trang web và mở ra cánh cửa thoát hiểm như kịch bản đã vạch sẵn..YVN DCVOnline Mạc Việt Hồng (MVH): Chào chị, chúng... Xem tiếp »

Nông Đức Mạnh con HCM? Cô Nông thị Xuân, vợ bác Hồ bị thủ tiêu ra sao ??Nông Đức Mạnh con HCM? Cô Nông thị Xuân, vợ bác Hồ bị thủ tiêu ra sao ?? Theo tài liệu trên wikipedia thì ông sinh ngày 11/9/1940 (tức nay đã hơn 70 tuổi) ở xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Ông là người dân tộc Tày. Trang này không thấy đề cập đến thân phụ và thân mẫu của ông. Tuy nhiên, trong một bài trả lời phỏng vấn cho một... Xem tiếp »

Eureka! Muốn cứu nước, phải khai tử đảngEureka! Muốn cứu nước, phải khai tử đảng Ðối với bản dự thảo các văn kiện của Ðại hội thứ 11, sắp tổ chức vào đầu năm tới, ông Trần Phương nhận xét là nó “la liệt đủ thứ; không thể góp ý gì được, không biết làm gì để tiến lên.” [caption id="attachment_1387" align="alignleft" width="296" caption="Archimedes:... Xem tiếp »

Đạo Đức XHCN: Sòng bài dậy sóngĐạo Đức XHCN: Sòng bài dậy sóng Tranh nhau kiếm chác và đập nhau trong việc phục vụ các đại gia phương Bắc [caption id="attachment_1267" align="aligncenter" width="405" caption="Mãi 4000 năm sau dân tộc Việt nam mới có "Tứ đỗ tường hợp pháp" và tiếp tục học tập để thấm nhuần đạo đức"][/caption] Ngày ... Xem tiếp »

Trò hề cũ: Tuy có “kịch bản” nhưng diễn còn vụng vềTrò hề cũ: Tuy có “kịch bản” nhưng diễn còn vụng về Trân Văn, phóng viên RFA - 2010-11-06 Theo báo chí Việt Nam, Ông Cù Huy Hà Vũ, tiến sĩ luật, cư trú tại Hà Nội, một người thường xuyên lên tiếng góp ý với Đảng và chính quyền Việt Nam vừa bị bắt tại TP.HCM, vào chiều 5 tháng 11. Căn cứ vào những thông tin đã được báo chí... Xem tiếp »

TS Cù Huy Hà Vũ bị điều tra vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước TS Cù Huy Hà Vũ bị điều tra vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước Thanh Phương - RFI Cơ quan An ninh điều tra vừa loan báo là Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã quyết định khởi tố ông Cù Huy Hà Vũ để điều tra về tội đã làm ra nhiều tài liệu " tuyên truyền chiến tranh tâm lý, đòi lật đổ chế độ, vu khống, xúc phạm danh dự lãnh đạo Nhà... Xem tiếp »

Cuộc chiến giành đất hiếmCuộc chiến giành đất hiếm Hà Dương Tường Chính sách của Trung Quốc đối với đất hiếm và các khoáng sản chiến lược khác làm cả thế giới lo ngại, và cắt nghĩa tuyên bố chung Việt-Nhật mới đây. Trong cuộc hội đàm song phương tại Hà Nội ngày 31.10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo với... Xem tiếp »

Đào Tuấn - Truy tay lái thuyền trưởng hay xét chất lượng con tàuĐào Tuấn - Truy tay lái thuyền trưởng hay xét chất lượng con tàu Đào Tuấn Theo blog Đào Tuấn “Vinashin thực sự đã sụp đổ”; “Vinashin là một kiểu của Lã Thị Kim Oanh phóng đại gấp 1.000 lần”; Quyết liệt truy trách nhiệm vụ Vinashin; Kiến nghị thành lập Ủy ban điều tra vụ Vinashin... Đây là những hàng tít lớn trên các báo buổi trưa... Xem tiếp »

Lời nói dối vô liêm sỉ về sự an toàn của hồ chứa bùn đỏ ở Tây NguyênLời nói dối vô liêm sỉ về sự an toàn của hồ chứa bùn đỏ ở Tây Nguyên GS TS Nguyễn Thế Hùng Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt nam Chúng ta biết các thiên tai xảy ra theo luật xác suất; các hiện tượng như mưa lũ, động đất, trượt lở núi… xảy ra không thể đoán trước lúc nào và cường độ là bao nhiêu! Khi thiết kế các công trình... Xem tiếp »

Tướng Giáp trong dư luận Pháp

0

Đăng ngày   30-08-2010 | do  bvnpost  | Mục  Chính trị - xã hội, Tài liệu, Việt nam

Đặng Tiến


Giáp : từ lâu người Pháp vẫn có thói quen gọi tên như vậy, lý do chính là dễ phát âm, dễ nhớ, dễ viết, hơn nữa, do dùng tên này khi vị đại tướng chưa có quân hàm, như trong sách Sainteny, Salan. Đọc tiếp »

Tấn phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp hàm “Nguyên soái Việt Nam” là yêu cầu của lịch sử

0

Đăng ngày   29-08-2010 | do  bvnpost  | Mục  Chính trị - xã hội, Việt nam

Ngày 25/8, nhân dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp bước vào tuổi Một trăm, Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đã có văn bản gửi Quốc hội Kiến nghị tấn phong Tướng Giáp hàm “Nguyên soái Việt Nam”. Đây là kiến nghị tiếp bước các kiến nghị cùng nội dung của nhiều vị lão thành cách mạng đã lần lượt gửi lên các cấp lãnh đạo cao nhất từ nhiều tháng trước, nhưng là kiến nghị đầu tiên được công bố công khai trên mạng internet. BVN có cuộc phỏng vấn ông Cù Huy Hà Vũ về Kiến nghị này. Đọc tiếp »

Khi tướng Giáp thở dài ngay giữa Trung Nam Hải

0

Đăng ngày   28-08-2010 | do  bvnpost  | Mục  Chính trị - xã hội

Hôm, 25-8-2010, là sinh nhật lần thứ 99, bước vào tuổi 100 của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong nước, nhiều bài báo, luận văn, hồi ký được in ra, cùng tin tức về những cuộc thăm viếng, gửi lẵng hoa để chúc mừng đại thọ của ông.

Tôi gặp tướng Giáp từ rất lâu – hơn nửa thế kỷ trước, khi ông còn dạy sử ở trường Thăng Long Hà Nội, rồi hồi 1945 – 1946 khi ông làm Bộ trưởng Nội vụ, về sau gặp không biết bao lần trong các cuộc họp tổng kết, giao ban, nghe nói chuyện, lên lớp ở các trường quân sự… trên danh nghĩa là Bộ trưởng Quốc phòng – Tổng tư lệnh suốt 30 năm. Gần gũi, thân mật, nhất là khi ông vào Sài Gòn sau ngày 30-4-75, chọn tôi là người lên chương trình, hướng dẫn ông thăm thú thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn vừa im tiếng súng, trong suốt 2 ngày đầu tháng 5-1975. Ông hài lòng về cuộc quan sát, nhưng còn tiếc rẻ, là không được đứng ở vỉa hè uống nước sinh tố, không được vào chợ Bình Tây la cà xem hàng họ, hỏi thăm dân tình, vì luôn có cậu thiếu tá ban bảo vệ đi theo ngăn chặn, «để giữ an ninh tuyệt đối cho Đại tướng». Khi chia tay tôi, ông nói vui: « Cậu là nhà báo, sướng nhất đó, cậu tự do, mình thì bị cấm cản đủ thứ!». Đọc tiếp »

Về việc kiến nghị tấn phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp hàm Nguyên soái

0

Đăng ngày   25-08-2010 | do  bvnpost  | Mục  Chính trị - xã hội, Kiến nghị, Quốc phòng, Việt nam

Theo BVN được biết, một kiến nghị cùng nội dung như thế này đã được khởi thảo từ cách đây khoảng 4 tháng, có nhiều vị lão thành cách mạng cũng ký tên, trong đó có Trung tướng Đồng Sĩ Nguyên và Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, đã gửi lên Bộ chính trị Trung ương Đảng CSVN, Quốc hội và CP nước CHXHCNVN. Cũng thời gian đó, hoặc muộn hơn một ít, ở trong Nam một Kiến nghị tương tự do Đại tá Hoàng Minh Phương và nhiều người khác ký, cũng gửi về các địa chỉ như trên. Nay TS Cù Huy Hà Vũ từ góc nhìn đặc thù của một người xem xét vấn đề dưới khía cạnh luật pháp, lại góp thêm một tiếng nói vào những lời đề nghị khẩn thiết và chính đáng ở trên.

Đăng bản Kiến nghị này, thâm tâm chúng tôi muốn coi đây cũng là nguyện vọng chung của toàn thể những người khởi xướng, điều hành, biên tập cũng như đông đảo độc giả trang mạng Bauxite Việt Nam đặt vấn đề với Quốc hội và Nhà nước Việt Nam nhằm vinh danh cho vị Đại tướng không chỉ tên tuổi làm rạng rỡ non sông nước Việt trong thế kỷ XX, mà còn là vị Tổng tư lệnh trên mặt trận chống khai thác Bauxite ở Tây Nguyên đã từ hai năm nay. Tính từ đầu năm 2009 đến ngày đầu tiên QH họp vào tháng 5-2009, ông đã đưa ra ba bản kiến nghị liên tiếp làm nức lòng mọi người, nhờ đó khơi dậy được cả một phong trào rộng lớn mà tiêu biểu là bản Kiến nghị ngày 12-4-2009, cho đến trước khi tạm ngừng lấy chữ ký vào cuối tháng 9-2009 đã có 3000 người ký tên. Phong trào chống khai thác Bauxite ở Tây Nguyên xoay quanh bản Kiến nghị ngày 12-4-2009 chính là tiền thân của trang mạng Bauxite Việt Nam.

Bauxite Việt Nam

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———————————————————–

Hà Nội ngày 25/8/2010

KIẾN NGHỊ TẤN PHONG ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP

HÀM “NGUYÊN SOÁI VIỆT NAM”

Kính gửi: Quốc hội nước Việt Nam

Đồng kính gửi: Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Tôi là Cù Huy Hà Vũ, Công dân Việt Nam, Tiến sĩ Luật, thường trú tại 24 Điện Biên Phủ, Hà Nội, xin gửi tới Quốc hội lời chào kính trọng và kiến nghị Quốc hội như trình bày sau đây.

Hôm nay, nhân dịp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Người Anh Cả của Quân đội nhân dân Việt Nam tròn Một trăm tuổi (25/8/1911 – 25/8/1911), tôi kiến nghị Quốc hội tấn phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp hàm “Nguyên soái Việt Nam”.

I – Lý do

1. Trong lịch sử Việt Nam đã có hàm Nguyên soái. Tiêu biểu trong số các Nguyên soái thời phong kiến là:

- Điện tiền Nguyên súy Lý Thường Kiệt, được tấn phong sau khi chỉ huy quân Đại Việt hạ thành Ung Châu của Nhà Tống, đập tan âm mưu xâm lược Đại Việt của Nhà nước phong kiến Trung Hoa này.

- Bình Bắc Đại Nguyên súy Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, được tấn phong sau ba lần cầm quân với chức Tiết chế (Tổng tư lệnh quân đội) đánh thắng quân Mông Cổ và tiếp đó quân Nguyên xâm lược.

- An Nam Đại Nguyên súy Nguyễn Huệ, sau này lên ngôi Hoàng đế hiệu Quang Trung để tiến quân ra Bắc đánh tan 20 vạn quân Thanh xâm lược.

Vì vậy, tấn phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp hàm “Nguyên soái Việt Nam” chính là nhằm kế tục xứng đáng truyền thống võ công oanh liệt của Dân tộc Việt Nam có từ hàng nghìn năm nay.

2. Nguyên tắc phong quân hàm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Người nào đánh thắng Đại tá thì phong Đại tá, đánh thắng Thiếu tướng thì phong Thiếu tướng, đánh thắng Trung tướng thì phong Trung tướng, đánh thắng Đại tướng thì phong Đại tướng“. Trên nguyên tắc đó, sau khi đánh thắng Đại tướng Pháp Jean – Etienne Valluy trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông 1947, Võ Nguyên Giáp đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh phong hàm Đại tướng vào ngày 25/1/1948.

Vì vậy, với thành tích chỉ huy quân đội nhân dân đánh thắng 10 Đại tướng đối phương (7 Đại tướng Pháp, 3 Đại tướng Mỹ) trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Độc lập dân tộc và Thống nhất đất nước trong thế kỷ XX – quân công kỷ lục trong lịch sủ quân sự thế giới – Võ Nguyên Giáp xứng đáng được phong quân hàm trên cấp Đại tướng.

3. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp là Tổng tư lệnh duy nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam.

Về mặt chức vụ thì Tổng tư lệnh cao hơn Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Điểm l Khoản 1 Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân quy đinh: “Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Đại tướng”.

Vì vậy, với tư cách là Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam, hơn thế nữa, là duy nhất, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp xứng đáng được tấn phong quân hàm trên cấp Đại tướng.

II – Căn cứ pháp luật

Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam quy định “Đại tướng” là quân hàm cao nhất. Vì vậy, muốn tấn phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp quân hàm “Nguyên soái Việt Nam” thì phải quy định quân hàm này trong Luật.

Vì vậy, tôi, Cù Huy Hà Vũ, khẩn thiết yêu cầu Quốc hội tại kỳ họp tới quy định hàm “Nguyên soái Việt Nam” để bổ sung vào Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và trên cơ sở đó tấn phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp sớm nhất có thể trong bối cảnh Đại tướng tuổi đã cao!

Thưa Quốc hội,

Trong lòng Nhân dân, Các lực lượng vũ trang Việt Nam và cá nhân tôi, Cù Huy Hà Vũ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là “Nguyên soái Việt Nam”. Năm 2004, nhân kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, tôi đã bày tỏ sự tôn vinh ấy với Đại tướng qua bài “Mong nước Nam ta có Nguyên soái” đăng trên tạp chí Thế giới mới.

Việc Quốc hội tấn phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp hàm “Nguyên soái Việt Nam” không chỉ đáp ứng xứng đáng tình cảm thiêng liêng ấy của mọi người Việt Nam dành cho Đại tướng mà hơn thế nữa, vinh danh một Thiên tài quân sự của Việt Nam và thế giới đồng thời qua đây, vinh danh cả Lịch sử hàng ngàn năm chống ngoại xâm của người Việt cùng Nghệ thuật quân sự của người Việt đúc kết từ đây.

Với ý nghĩa đó, việc tấn phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp hàm “Nguyên soái Việt Nam” còn là cảnh báo nghiêm khắc đối với mọi dã tâm xâm phạm Độc lập và Chủ quyền lãnh thổ của Việt Nam, đặc biệt ở Biển Đông.

Nhân đây, tôi, Cù Huy Hà Vũ, cũng bày tỏ mong muốn các cựu đồng minh và đối phương của Việt Nam trong quá khứ chiến tranh như Nga, Pháp, Hoa Kỳ và các quốc gia bè bạn khác tấn phong Đại tướng Võ Nguyên Giáp của chúng tôi hàm “Nguyên soái danh dự” như một quyết tâm thắt chặt hơn nữa quan hệ hữu nghị và chiến lược với Việt Nam trong hiện tại và tương lai!

Trân trọng,

NGƯỜI KIẾN NGHỊ

CÙ HUY HÀ VŨ

ĐT: 0904350187

Email: havulaw@yahoo.com

VÕ CÔNG ĐIỆN BIÊN PHỦ VÀ THIÊN TÀI QUÂN SỰ VÕ NGUYÊN GIÁP

Lê Phú Khải

Sau nhiều ngày sĩ quan quân báo của ta hỏi cung, Tướng Đờ Cát tỏ ra không ngoan cố, ương ngạnh như Lăng-Le, phó chỉ huy của ông ta ở Điện Biên Phủ, cuối cùng, Đờ Cát có nguyện vọng được hỏi “ông sĩ quan quân báo” vài điều về Tướng Giáp.

Đờ Cát nói: “Tôi thấy Tướng Giáp không những giỏi về chỉ huy du kích mà còn giỏi cả chỉ huy trận địa chiến, về chỉ huy hợp đồng binh chủng, về nghi binh và đánh lừa tình báo đối phương. Điều tôi ngạc nhiên là không biết Tướng Giáp đã tốt nghiệp từ trường võ bị cao cấp nào? Ông ta đã bí mật đi nghiên cứu ở Nga chăng?… Đôi khi tôi nghĩ hay Tướng Giáp là một trong số ít những người Việt Nam trước đây đã được đào tạo ở trường võ bị Xanh-Xia (Saint Cyr) của chúng tôi và nay đi làm Việt minh (!)? Hay Tướng Giáp đã tốt nghiệp ở một học viện quân sự ở Mỹ? Tôi nghe nói có nhiều sĩ quan cao cấp được cụ Hồ Chí Minh đưa về nước năm 1945 bằng máy bay của Mỹ?!”.

Ông ta còn nói thêm: “Quân đội viễn chinh Pháp và các tướng tá Pháp chúng tôi là một quân đội nhà nghề, thiện chiến và trang bị hiện đại. Việc Tướng Giáp thắng chúng tôi ở Điện Biên Phủ làm chúng tôi ngạc nhiên về tài năng của ông ta?” (Hỏi chuyện tướng Đờ Cát – NXB Thanh Niên, 2000; trang 178-179 của Lê Mạnh Thái ).

Một tướng thực dân như Đờ Cát làm sao có thể hiểu nổi tài năng của một người chỉ huy như Tướng Giáp bắt nguồn từ đâu, kết tụ từ những ngọn nguồn nào?

Công bằng mà nói, Tướng Giáp được hạnh phúc chỉ huy một đội quân cách mạng sẵn sàng quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Sức mạnh vô địch của đội quân đó là lòng yêu nước nồng nàn và rực lửa căm thù. Căm thù bọn người đã đốt nhà, giết vợ con cha mẹ họ, đã đày đọa cả dân tộc họ, trong gần một thế kỷ ôm mối hận làm nô lệ, làm kẻ mất nước… Vì thế, khi có thời cơ họ đã chiến đấu không tiếc xương máu để rửa mối hận mất nước đó. Và, người chỉ huy đội quân không tiếc xương máu đó lại là người biết tiết kiệm từng giọt máu của đồng đội, biết nuôi dưỡng sức mạnh từ việc chăm sóc bát cơm nóng cho quân lính dưới chiến hào… Những giọt máu hào hùng và những giọt máu được tiết kiệm… đã làm nên màu đỏ rực ánh mặt trời chiến thắng chiều 7-5-1954 tại Điện Biên Phủ.

Điều hạnh phúc thứ hai của Tướng Giáp là được thừa hưởng tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh từ lúc mới gặp Người tại Trung Quốc. Đó là đường lối từ giác ngộ chính trị đến vũ trang toàn dân để “Đem sức ta mà giải phóng cho ta”; là cách đánh du kích Việt Nam “ai có gươm dùng gươm ,ai có súng dùng súng, không có súng thì dùng gậy gộc cuốc thuổng…”. Trước lúc Đại tướng lên đường xuất trận, Bác nói với ông: “Tướng quân tại ngoại” và “phép dùng binh là thiên biến vạn hóa”. Chính nhờ uy tín của Chủ tịch Hồ Chí Minh và câu “thần chú” của Bác mang theo “chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh” mà Tướng Giáp đã thuyết phục được các đồng chí của mình… để chuyển từ phương châm “đánh nhanh thắng nhanh”sang “đánh chắc tiến chắc”… Một quyết định mà ông tự nhận là… “khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của tôi”!

Cả ba lần người viết bài này được gặp trực tiếp Đại tướng, khi hỏi về những quyết sách ở Điện Biên Phủ, Đại tướng đều nói về những đêm không ngủ của ông để suy tư về lời căn dặn của Bác trước lúc chia tay lên đường ra trận…

Vận dụng sáng tạo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh, Tướng Giáp đã thành công ở Điện Biên Phủ. Đó là những Sư đoàn “chân đất”, như cách nói của người Pháp, biết giấu mình trong chiến hào đánh lấn, nương mình vào lòng đất mẹ quê hương để đương đầu với bom đạn sắt thép bạo tàn của kẻ thù mà đánh “trận địa chiến hào tấn công” chưa hề có trong lịch sử quân sự. Đó là sáng tạo của những người du kích Đồng bằng Bắc Bộ có kinh nghiệm đào hầm bí mật chống càn giữ làng, là cách đánh du kích chỉ Việt Nam mới có; người chỉ huy đề ra phương châm chiến lược, người lính đề xuất cách đánh đào xuyên hàng rào kẽm gai. Đó là dân chủ Điện Biên Phủ! “Trận địa chiến hào xiết vòng vây lửa” ở Điện Biên Phủ là võ công hiển hách của quân dân ta ở thế kỷ XX, là một cống hiến cho khoa học lịch sử quân sự thế giới, là thiên tài quân sự Võ Nguyên Giáp, là “thiên biến vạn hóa” của tư tưởng quân sự cha ông ta được vận dụng ở thời đại Hồ Chí Minh.

Thông thường trong chiến tranh ,phía tấn công phải có lực lượng gấp 5 lần trở lên so với phía phòng ngự. Nhưng so sánh lực lượng hai bên ở Điện Biên Phủ thì thấy, ban đầu địch có 12 Tiểu đoàn và 7 Đại đội bộ binh, gồm phần lớn những đơn vị tinh nhuệ nhất. Địch còn có hai Tiểu đoàn pháo 105 ly 24 khẩu, 2 Tiểu đoàn súng cối 120 ly 20 khẩu,1 Đại đội pháo 155 ly 4 khẩu, 1 Đại đội xe tăng 18 tấn 10 chiếc. Không quân thường trực tại sân bay có 7 khu trục, 5 trinh sát, 4 vận tải và 1 trực thăng. Ngoài ra 2/3 lực lượng máy bay ném bom tiêm kích và 100% máy bay vận tải toàn Đông Dương yểm trợ cho Điện Biên Phủ. Tổng quân địch ở Điện Biên Phủ là 12.000 người. Lực lượng ta có 9 Trung đoàn bộ binh (27 Tiểu đoàn), 1 Trung đoàn sơn pháo 24 khẩu, 2 Tiểu đoàn lựu pháo 105 ly 24 khẩu, 4 Đại đội súng cối 120 ly 16 khẩu,1 Trung đoàn cao xạ pháo 37 ly 24 khẩu, 2 Tiểu hoàn công binh. Ta hơn địch về số Tiểu đoàn (27/12) nhưng quân số mỗi Tiểu đoàn của ta chỉ bằng 2/3 mỗi Tiểu đoàn địch. Ta cũng hơn địch về số lượng pháo (64/48) nhưng đạn pháo dự bị của ta lại rất hạn chế. Ta không có xe tăng và chỉ có một Trung đoàn pháo cao xạ 37 ly để đối phó với toàn bộ không quân địch ở Đông Dương. Xét toàn cảnh,ta vẫn ở vào thế yếu đánh mạnh.

Nhưng ta chủ động tấn công, tự quyết định đánh hay không đánh, chủ động lựa chọn điểm đánh và thời gian đánh. Đánh hay không đánh đều có lợi cho ta vì đương nhiên, ta đã kìm chân được một lực lượng lớn địch ở đây để giành được thắng lợi trên nhiều chiến trường Đông Xuân 53-54. Địch ở Điện Biên Phủ tuy mạnh nhưng bị nhốt trong các cũi thép gai và hầm hố một cách thụ động, không thể đem toàn bộ sức mạnh để đánh trả, cứu nguy cho một cứ điểm bị tấn công. Ta đem toàn bộ sức mạnh để đánh một điểm, ta bao vây chia cắt địch ra mà đánh dần, linh hoạt và cơ động hoàn toàn. Như vậy nếu xét trong một trận đánh vào một vị trí nhất định, trong một thời điểm quyết định, thì ta vẫn mạnh hơn địch. Mạnh sẽ thắng yếu. Tài thao lược của Tướng Giáp là ở chỗ phân tích sắc bén thế và lực trong những tình huống cụ thể ở Điện Biên Phủ để tìm ra cách đánh thích hợp, “đánh chắc tiến chắc” để đi đến đại thắng! Đó là gì nếu không phải là biện chứng trong khoa học quân sự.

Một Việt Kiều ở Pháp có tâm sự với người viết bài này… Ông ta được một sử gia Mỹ cho hay: Ngay cả Napôlêông khi bước vào đường binh nghiệp thì đã có sẵn một đội quân để chỉ huy.Tướng Giáp phải xây dựng quân đội từ mấy chục người thành những binh đoàn để lần lượt đánh thắng nhiều danh tướng của cường quốc Pháp như Đờ Lát, Xa Lăng cho đến Na Va ở Điện Biên Phủ… Điều đó chưa thấy trong lịch sử quân sự thế giới… Và đây cũng là lần đầu tiên một nước nhỏ đánh thắng một đế quốc hùng mạnh, mở đường vùng lên cho các dân tộc đang bị nô lệ.

Cả ba lần gặp gỡ, Đại tướng đều căn dặn các nhà báo chúng tôi: Điện Biên Phủ là chiến thắng của cả nước. Cả nước chia lửa với Điện Biên Phủ để con nhím khổng lồ này phải tắt thở ở đây mà không được các nơi khác hà hơi tiếp sức…

Trong thời gian quân ta hoãn trận đánh, bỏ cách đánh nhanh thắng nhanh để chuẩn bị theo phương án mới (từ 26-1-1954 đến 13-3-1954), Đại tướng đã chỉ đạo các chiến trường trên toàn quốc nổ súng. Ở Bắc Tây Nguyên, những cứ điểm mạnh nhất của địch đã bị bộ đội Liên khu V san phẳng, chiến dịch Tây Nguyên đã nổ ra cực kỳ đúng lúc. Tiếng súng phối hợp trên chiến trường Hạ Lào cũng đã nổ. Ở Thượng Lào, trên chặng đường 200 km, bộ đội ta đánh nhiều trận, tiêu diệt và làm tan rã 17 Đại đội địch, trong đó có một Tiểu đoàn Lê Dương bị tiêu diệt gọn. Ta giải phóng một vùng ước tính 10.000 km, cô lập hoàn toàn Điện Biên Phủ. Ở Đồng bằng Bắc Bộ trên đường số 5 nối Hà Nội với Hải Phòng cũng như nhiều tuyến khác, quân ta triệt để đánh phá giao thông vận tải, uy hiếp hậu phương, ngăn chặn địch tiếp viện cho Điện Biên Phủ. Đêm 4 tháng 3 năm 1954 quân ta đột nhập sân bay Gia Lâm đốt cháy 12 máy bay địch. Hai ngày sau bộ đội địa phương Kiến An lại đột nhập sân bay Cát Bi, phá hủy 4 máy bay B26 và 6 máy bay Moran. Ở Bình Trị Thiên, cực Nam Trung Bộ quân ta lật đổ nhiều đoàn tàu địch. Tại Lăng Cô (Thừa Thiên), quân ta lật đổ 2 đầu máy, 19 toa xe, diệt 400 địch. Trận Phố Trạch (Quảng Trị), ta tập kích diệt 200 địch thu 2 đại bác. Tại Nha Trang ta đốt cháy hàng triệu lít xăng. Tại Nam Bộ, phân Liên khu miền Tây, lực lượng vũ trang giữ vững và phát triển vùng giải phóng, tiêu diệt và bức rút trên 1.000 đồn trại, tháp canh. Ngày 24-2-1954 tại Tầm Vu tiêu diệt và bắt sống toàn bộ Tiểu đoàn ngụy và Đại đội Pháp số 14. Bộ đội Vĩnh Long còn bắn chìm và hỏng 7 tàu chiến. Tại Sài Gòn, đột nhập kho bom Tân Sơn Nhất, một trong những kho bom lớn nhất của địch tại Đông Dương, phá hủy 300 tấn bom, tiêu diệt cả Đại đội lính Âu Phi bảo vệ kho. Tại Bà Rịa – Chợ Lớn quân ta đột nhập khách sạn Ô Cấp, diệt hơn 100 sĩ quan Pháp và Mỹ…

Có thể nói, ta đã ghìm chân địch trên khắp các chiến trường, không cho Na Va còn gì để cứu nguy cho Điện Biên Phủ. Ban đầu, ném 6 Tiểu đoàn xuống Điện Biên Phủ Na Va chỉ mới có ý định ngăn chặn một Đại đoàn chủ lực ta tiến vào Tây Bắc và làm một cái “nhọt tụ độc” mà thôi! Nhưng chỉ 3 tháng sau, từ những cuộc điều binh của ta trên bàn cờ Đông Xuân 53-54, Điện Biên Phủ đã trở thành nơi quyết định vận mệnh của chiến tranh Đông Dương. Đài TNVN đưa tin chiến thắng rầm rộ trên các triến trường, duy Điện Biên Phủ chỉ thỉnh thoảng mới nhắc tới !!!

Ngày 4-3-1954 Na Va lên thăm Điện Biên Phủ một lần cuối. Cả Cô Nhi, Đờ Cát và nhiều sĩ quan Pháp lúc này chỉ mong một cuộc tấn công của ta vào Điện Biên Phủ để trông chờ một chiến thắng lớn về quân sự nhằm cứu vãn quân Pháp trên khắp các chiến trường. Quân Pháp cho rằng, Điện Biên Phủ là một “cơ hội bằng vàng” để đánh qụy quân Việt Minh (!). Riêng Na Va, linh cảm thấy một điều gì không lành nên yêu cầu có thêm một trung tâm đề kháng nữa để đối phương phải điều chỉnh kế hoạch. Chỉ qua vài lần như vậy là mùa mưa sẽ tới, trận đánh sẽ không xảy ra… nhưng Đờ Cát đã phản đối. “Chỉ sợ chúng không tới. Cần phải đẩy chúng tiến công để kết thúc sớm”. Cô Nhi cũng phản đối: “Không nên làm Việt minh thay đổi quyết định. Cả tập đoàn cứ điểm đều trông đợi một chiến thắng lớn bằng phòng ngự… Sẽ là một thảm họa về tinh thần nếu Việt minh không đánh !!!”(Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử – Hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhà văn Hữu Mai thể hiện. NXB Quân đội nhân dân, 2001; trang 198).

Tổng chỉ huy Na Va đã không dám quyết đoán như Tổng chỉ huy Võ Nguyên Giáp đã quyết đoán khi hoãn trận đánh, thay đổi cách đánh ở Điện Biên Phủ .

Trong lần gặp gỡ các nhà báo trong nước và quốc tế hồi tháng 4-1994 tại Điện Biên, nhân chuẩn bị kỷ niệm 40 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng còn căn dặn: Các tượng đài ở Điện Biên Phủ sau này phải làm thế nào để nhìn vào đó, đồng bào cả nước, nhất là đồng bào từ miền Nam xa xôi ra viếng thăm Điện Biên Phủ đều thấy có hình bóng của mình trong đó…

Những tướng đánh thuê chuyên nghiệp, lấy chiến tranh làm nghề nghiệp như Đờ Cát không thể nào hiểu nổi sức mạnh và trí tuệ của một cuộc chiến tranh nhân dân. Nhất là, khi cuộc chiến tranh đó có được những người chỉ huy có văn hóa và nhân cách lớn như Võ Đại tướng thì sức mạnh của nó nhân lên ngàn lần.

LPK

HC Mạng Bauxite Việt Nam biên tập

* Chú thích: Các số liệu, dẫn liệu trong bài này chủ yếu dựa vào cuốn Điện Biên Phủ điểm hẹn lịch sử – hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhà văn Hữu Mai thể hiện. NXB QĐND, 2001.