Điểm nhấn

 PHAN KHỞI NHẬT : TƯ CÁCH PHAN KHỞI NHẬT : TƯ CÁCH Có lẽ,khi con người ta đứng tuổi,không nhiều thì ít bỗng nảy sinh ra một hứng thú nào đó !? Có bà cứ mở mồm là chửi con, nói xấu chồng, cho vay nặng lãi. Vậy mà cứ ngày rằm, mồng một vẫn nghiễm nhiên vận áo nâu sồng ngồi tụng kinh niệm Phật ! Có ông nổi máu đố kị... Xem tiếp »

Những hình thức mới của hội nghị Diên HồngNhững hình thức mới của hội nghị Diên Hồng Nguyễn Hưng Quốc Lâu lâu, khi đất nước đối diện với những khó khăn và bế tắc, trên các phương tiện truyền thông đại chúng, đây đó, một số người lại đề nghị nên mở một cuộc hội nghị Diên Hồng mới theo mô thức cuộc hội nghị mang tính chất dân chủ đầu tiên... Xem tiếp »

Trò chuyện với LS Nguyễn Thị Dương HàTrò chuyện với LS Nguyễn Thị Dương Hà Dân Luận, Talawas, Boxitvn...đã bị CAM cưỡng chiếm từ nhiều tháng nay. Boxitvn tố giác hình ảnh giả mạo, cái ảnh mà công an cung cấp, nhằm củng cố uy tín cho trang web và mở ra cánh cửa thoát hiểm như kịch bản đã vạch sẵn..YVN DCVOnline Mạc Việt Hồng (MVH): Chào chị, chúng... Xem tiếp »

Nông Đức Mạnh con HCM? Cô Nông thị Xuân, vợ bác Hồ bị thủ tiêu ra sao ??Nông Đức Mạnh con HCM? Cô Nông thị Xuân, vợ bác Hồ bị thủ tiêu ra sao ?? Theo tài liệu trên wikipedia thì ông sinh ngày 11/9/1940 (tức nay đã hơn 70 tuổi) ở xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Ông là người dân tộc Tày. Trang này không thấy đề cập đến thân phụ và thân mẫu của ông. Tuy nhiên, trong một bài trả lời phỏng vấn cho một... Xem tiếp »

Eureka! Muốn cứu nước, phải khai tử đảngEureka! Muốn cứu nước, phải khai tử đảng Ðối với bản dự thảo các văn kiện của Ðại hội thứ 11, sắp tổ chức vào đầu năm tới, ông Trần Phương nhận xét là nó “la liệt đủ thứ; không thể góp ý gì được, không biết làm gì để tiến lên.” [caption id="attachment_1387" align="alignleft" width="296" caption="Archimedes:... Xem tiếp »

Đạo Đức XHCN: Sòng bài dậy sóngĐạo Đức XHCN: Sòng bài dậy sóng Tranh nhau kiếm chác và đập nhau trong việc phục vụ các đại gia phương Bắc [caption id="attachment_1267" align="aligncenter" width="405" caption="Mãi 4000 năm sau dân tộc Việt nam mới có "Tứ đỗ tường hợp pháp" và tiếp tục học tập để thấm nhuần đạo đức"][/caption] Ngày ... Xem tiếp »

Trò hề cũ: Tuy có “kịch bản” nhưng diễn còn vụng vềTrò hề cũ: Tuy có “kịch bản” nhưng diễn còn vụng về Trân Văn, phóng viên RFA - 2010-11-06 Theo báo chí Việt Nam, Ông Cù Huy Hà Vũ, tiến sĩ luật, cư trú tại Hà Nội, một người thường xuyên lên tiếng góp ý với Đảng và chính quyền Việt Nam vừa bị bắt tại TP.HCM, vào chiều 5 tháng 11. Căn cứ vào những thông tin đã được báo chí... Xem tiếp »

TS Cù Huy Hà Vũ bị điều tra vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước TS Cù Huy Hà Vũ bị điều tra vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước Thanh Phương - RFI Cơ quan An ninh điều tra vừa loan báo là Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao đã quyết định khởi tố ông Cù Huy Hà Vũ để điều tra về tội đã làm ra nhiều tài liệu " tuyên truyền chiến tranh tâm lý, đòi lật đổ chế độ, vu khống, xúc phạm danh dự lãnh đạo Nhà... Xem tiếp »

Cuộc chiến giành đất hiếmCuộc chiến giành đất hiếm Hà Dương Tường Chính sách của Trung Quốc đối với đất hiếm và các khoáng sản chiến lược khác làm cả thế giới lo ngại, và cắt nghĩa tuyên bố chung Việt-Nhật mới đây. Trong cuộc hội đàm song phương tại Hà Nội ngày 31.10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã thông báo với... Xem tiếp »

Đào Tuấn - Truy tay lái thuyền trưởng hay xét chất lượng con tàuĐào Tuấn - Truy tay lái thuyền trưởng hay xét chất lượng con tàu Đào Tuấn Theo blog Đào Tuấn “Vinashin thực sự đã sụp đổ”; “Vinashin là một kiểu của Lã Thị Kim Oanh phóng đại gấp 1.000 lần”; Quyết liệt truy trách nhiệm vụ Vinashin; Kiến nghị thành lập Ủy ban điều tra vụ Vinashin... Đây là những hàng tít lớn trên các báo buổi trưa... Xem tiếp »

Lời nói dối vô liêm sỉ về sự an toàn của hồ chứa bùn đỏ ở Tây NguyênLời nói dối vô liêm sỉ về sự an toàn của hồ chứa bùn đỏ ở Tây Nguyên GS TS Nguyễn Thế Hùng Phó Chủ tịch Hội Cơ học Thủy khí Việt nam Chúng ta biết các thiên tai xảy ra theo luật xác suất; các hiện tượng như mưa lũ, động đất, trượt lở núi… xảy ra không thể đoán trước lúc nào và cường độ là bao nhiêu! Khi thiết kế các công trình... Xem tiếp »

Tăng Tuyết Minh, người vợ TQ của Nguyễn Ái Quốc

Phản hồi đã bị khóa

Đăng ngày   15-11-2010 | do  bvnpost  | Mục  Tài liệu

Lời toà soạn Diễn Đàn, số 121, tháng 9-2002: Toàn văn bài này, Hồ Chí Minh với người vợ Trung Quốc Tăng Tuyết Minh, đã đăng trên số tháng 11-2001 của tạp chí Ðông Nam Á tung hoành (Dọc ngang Ðông Nam Á), xuất bản tại Nam Ninh. Tác giả Hoàng Tranh (Huang Zheng) là nhà sử học, viện phó Viện Khoa học Xã hội Quảng Tây, tác giả cuốn Hồ Chí Minh với Trung Quốc (Nhà xuất bản Tân Tinh, Nam Ninh 1990). Bản dịch của Minh Thắng. Theo thông tin từ Hà Nội, một tạp chí sử học có ý đăng bài này, nhưng đã bị chặn lại. Ðoạn chữ thẳng cuối bài là tóm tắt của Diễn Ðàn.
Đọc tiếp »

Nông Đức Mạnh con HCM? Cô Nông thị Xuân, vợ bác Hồ bị thủ tiêu ra sao ??

Phản hồi đã bị khóa

Đăng ngày   14-11-2010 | do  bvnpost  | Mục  Tài liệu

Theo tài liệu trên wikipedia thì ông sinh ngày 11/9/1940 (tức nay đã hơn 70 tuổi) ở xã Cường Lợi, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn. Ông là người dân tộc Tày. Trang này không thấy đề cập đến thân phụ và thân mẫu của ông.

Tuy nhiên, trong một bài trả lời phỏng vấn cho một tờ báo Mĩ thì ông TBT có nói đến tên cha và mẹ. Trả lời phỏng vấn trên tạp chí Time vào năm 11/1/2002 (bản tiếng Việt có đăng trên trang web của Bộ Ngoại giao Việt Nam) thì ông cho biết cha ông tên là Nông Văn Lại, và mẹ là Hoàng Thị Nhình (hay Hoàng Thị Gái) [1].

Nhưng thông tin trên một tạp chí của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì hơi khác với những thông tin trên. Ngày 30/4/2001, tạp chí Thế Giới Mới (cơ quan của Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam) có đăng bài “Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trong ký ức của một người thầy” của thầy giáo La Văn Ngâm, người thầy cũ của ông tổng bí thư. Trong bài viết, thầy Ngâm cho biết thân mẫu của ông là Nông Thị Trưng và ông cũng có ghé qua thăm nhà bà cụ [2].

Vậy bà Nông Thị Trưng là ai? Từ điển wikipedia cho biết thêm nhiều chi tiết về những hoạt động của bà trong thời gian kháng chiến với cụ Hồ. Bà tên thật là Nông Thị Bày (có tài liệu ghi là Nông Thị Ngát) sinh ngày 6/12/1920 trong một gia đình dân tộc Tày. Trong thời gian kháng chiến 1941-1942, bà làm giao liên cho cụ Hồ (lúc đó có bí danh là “Già Thu”), và tên Nông Thị Trưng chính là do cụ Hồ đặt cho bà với ý nghĩa noi gương hai chị em Trưng Trắc, Trưng Nhị trong cổ sử [3].

Bài viết trong wikipedia về bà Nông Thị Trưng còn trích tạp chí Công Nghiệp cho biết thêm rằng bà từng theo học chính trị do cụ Hồ dạy trong 8 tháng trời [4] trong thời gian 1941-1942. Cụ Hồ còn dạy chữ cho bà, thậm chí còn làm thơ “Tặng cháu Nông Thị Trưng” [5]. Bà được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương vào ngày 25/12/1941, và sau này trở thành một thành viên nòng cốt của Đảng. Bà từng giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh Cao Bằng. Bà qua đời ngày 26/1/2003. Tuy nhiên, trong bài trên wikipedia, không thấy nói gì về gia đình hay con của bà.

Đối chiếu những thông tin chính thức trên đây cho thấy câu trả lời của ông TBT Nông Đức Mạnh về thân mẫu của ông thiếu tính nhất quán với thông tin từ báo chí Việt Nam. Trả lời báo chí Mĩ thì ông nói rằng tên mẹ là Hoàng Thị Nhìn, nhưng báo chí “lề phải” ở Việt Nam thì cho rằng thân mẫu ông là bà Nông Thị Trưng. Không biết thông tin nào đúng. Có thể nào hai người chỉ là một, vì trong thời kháng chiến người ta hay dùng bí danh và thay tên đổi họ? Cũng có thể hai người khác nhau. Vì ông TBT sinh năm 1940, còn bà Nông Thị Trưng thì năm 1941 (lúc đó đã 21 tuổi) vẫn chưa có chồng.

Do đó, nếu dựa vào thông tin này thì có 2 khả năng:

(a) Bà Nông Thị Trưng không phải là mẹ ông, và báo “lề phải” đã sai lầm.

(b) Ông Nông Đức Mạnh là con bà Nông Thị Trưng, trường hợp này báo chí “lề phải” đúng; và ngài TBT đã…nhớ nhầm lí lịch (cả năm sinh của mình và tên mẹ). Nếu giả thuyết này đúng, như thế thì ông mang họ mẹ. Điều này cũng phù hợp với việc bà Trưng cho tới năm 1941 vẫn chưa có chồng (nhưng không có thông tin nào nói bà không có con trong thời gian đó cả).

Ông TBT vẫn minh mẫn và đang tại chức, báo chí đưa tin hẳn phải có căn cứ, thế tại sao lại bất cập như thế, về chi tiết thân mẫu của một vị Tổng Bí thư (còn có thể coi là đại kị). Có thể vì lẽ đó nên không ai ngạc nhiên khi thấy báo chí nước ngoài đặt câu hỏi về tên thân phụ của ông.

Chú thích:

[1] Phóng viên hỏi: “[…] Như vậy, tôi có thể hỏi tên thật của cha mẹ Ngài không ạ?”, Ông trả lời: “Được, tôi có thể trả lời. Bố mẹ tôi đều đã qua đời. Bố tôi tên là Nông Văn Lại, mẹ tôi tên là Hoàng Thị Nhình, nếu dịch ra tiếng phổ thông là Hoàng Thị Gái. Để xác minh điều này không khó, về quê tôi hỏi ai cũng biết. Còn về khuôn mặt hơi giống, thì trên đất nước Việt Nam có rất nhiều người giống nhau. Tôi nói rằng tất cả người dân Việt Nam ai cũng là con, cháu của Bác Hồ. Chúng tôi đều coi ông là người cha già của dân tộc Việt Nam.” (nguồn: Bộ Ngoại giao).

[2] Tạp chí Thế giới mới viết rõ: “bà Nông Thị Trưng là thân mẫu đồng chí Nông Đức Mạnh”.

[3] Tờ báo Xuân Phụ Nữ năm Đinh Sửu 1997 xuất bản trong nước một bài viết có tựa đề “Cô Học Trò Nhỏ của Bác Hồ” được tác giả Thiên Lý viết theo lời kể của chính Nông Thị Trưng có đoạn: “Tháng 7 năm 1941, được tin (chính quyền) châu Hà Quảng đưa lính cơ tới bắt, ngay đêm ấy tôi trốn ra rừng, rồi được Châu uỷ đem qua Bình Mãng (Trung Quốc) lánh nạn tại nhà một đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc. Một hôm đồng chí Lê Quảng Ba và Vũ Anh đến đón tôi từ Trung Quốc về Pắc Bó gặp Bác. […] Về Pắc Bó đã nửa đêm, anh Đại Lâm người giữ trạm đầu nguồn đưa ngay chúng tôi đi gặp ‘ông Ké’. Lội ngược suối càng đi nước càng sâu, khi đến thác thứ ba, anh Đại Lâm thổi sáo, từ trên thác có thang tre thả xuống. Trèo thang lên, thấy một cái lán dựng ngay trên bờ suốị. Trong lán có ông cụ ngồi đọc sách. Tôi chắp tay ‘Cháu chào cụ ạ’. Ông cụ nhìn lên hai mắt rất sáng, ân cần bảo: ‘Cháu đến rồi à, cháu ngồi xuống đây nói chuyện.’ Tôi nhìn xuống sàn, thấy toàn cây to bằng bắp chân. Cụ bảo hai lần tôi mới dám ngồi. Cụ tỉ mỉ hỏi gia cảnh, rồi khuyên tôi: ‘Từ nay cháu đã có một gia đình lớn là gia đình cách mạng, đừng luyến tiếc gia đình nhỏ nữa. Cháu cặm cụi làm ăn cũng không đủ để nộp sưu thuế đâu. Mình lấy lại được nước rồi từng gia đình sẽ được đàng hoàng. Từ nay ai hỏi thì cháu nói mình là cháu chú Thu, tên Trưng’. Bác đặt tên ấy là muốn tôi noi theo gương bà Trưng.”

[4] Đoạn hồi kí về học tập chính trị của bà Nông Thị Trưng được đăng trên Tạp chí Công nghiệp như sau: “Từ đấy tôi ở lại lán anh Đại Lâm, mỗi ngày vào lán của Bác một giờ để học tập. Bác dạy cho tôi từ chuyện thế giới, chuyện cộng sản chủ nghĩa đến cả những cách ứng xử thường ngày như ‘Đừng làm một việc gì có thể khiến dân mất lòng tin. Mượn một cái kim, một con dao, một buổi là phải đem trả. Trong ba lô nếu có màn, phải để ở ngoài cửa, hỏi xem chủ nhà có bằng lòng mới đem vàọ. Cháu là nữ, trước bàn thờ có cái giường để các cụ ngồi ăn cỗ, cháu không được ngồi…’. Tám tháng được Bác chỉ dạy tôi học được hơn cả mấy chục năm học lý luận tập trung sau này”.

[5] Entry về Nông Thị Trưng trên wikipedia có đoạn viết: “Khi biết Nông Thị Trưng là người ham học, hàng ngày lấy than và que để viết chữ và vẽ hình, Hồ Chí Minh đã gửi cho bà một số vở, bút viết, với bài thơ mà sau này được đưa vào sách giáo khoa Việt Nam:

Vở này ta tặng cháu yêu ta

Tỏ chút lòng yêu cháu gọi là

Mong cháu ra công mà học tập

Mai sau cháu giúp nước non nhà

Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Nguyên thì bài thơ được viết năm 1944 và có tên ’Tặng cháu Nông Thị Trưng’.”

Nông Thị Xuân Cô Học Trò Nhỏ của Bác Hồ


Mấy suy ngẫm về Hồ Chí Minh

Tôi viết bài này cách đây nhiều ngày rồi nhưng phải vật vã rất nhiều khi quyết định gửi cho Dân Luận. Vì tôi biết sẽ phải hứng chịu mưa bom từ những lời thóa mạ. Thế nhưng, tôi nghĩ rằng, cần phải đưa cho bạn đọc (những người khó tính nhất trần gian) về một cái nhìn khách quan và thỏa đáng hơn về Hồ Chí Minh.

Bác Hồ không làm được những điều mình muốn vì dân, vì nước bởi cái nguyên tắc “thiểu số phục tùng đa số”. Những áp lực từ quyền lực thật đã làm cho Hồ Chí Minh bất lực. Giá như Bác có đủ những “phẩm chất” như Mao hay Stalin thì đã khác rồi. Còn sai lầm ư? Ai chẳng có? nếu không tin, các quý vị cứ mở Kinh Thánh ra đọc lại, đoạn nói về người đàn bà hư hỏng. Xa hơn nữa,những bí ẩn của lịch sử chưa cho phép chúng ta đưa ra những “khẳng định” đầy tranh cãi. và, cũng xin đừng đồng nhất chuyện “nói tốt” về Hồ Chí Minh là bao biện cho những sai phạm khủng khiếp thời nay. Chưa đủ cứ liệu thì chưa thể kết luận. Đó là nguyên tắc. Sự rạch ròi của lịch sử là điều chúng ta hướng đến, có đúng vậy không?

Đã có hàng ngàn bài nghiên cứu, báo và sách viết về Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, gần như càng ngày lại càng có nhiều ý kiến nói ngược; thậm chí, đi khác chiều hoàn toàn với sự thật, hòng làm khác đi hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong lòng dân tộc Việt Nam. Bài viết dưới đây như là một đóng góp nhỏ bé về ý nghĩa nghiên cứu nhưng có mục tiêu rất rõ ràng là đưa ra một cái nhìn khác và, chắc chắn là, sẽ gặp phải không ít những ý kiến không đồng tình – thậm chí phủ định hoàn toàn. Tuy nhiên tôi tin rằng cách đặt vấn đề sau đây có thể có chút ít điều gì đó để bạn đọc cùng suy ngẫm, nhất là chuyện Hồ Chí Minh tìm mọi cách để liên minh với Hoa Kỳ nhưng cuối cùng đành bất lực…

1. Dù ai nói ngả nói nghiêng thì Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, trong cách nghĩ và cách nhìn và tâm khảm của đại bộ phận người Việt Nam, vẫn là vị lãnh tụ đi nhiều, biết nhiều, vốn sống phong phú nhất, hiểu rộng nhất so với tất cả các bậc tiền bối cũng như các vị lãnh tụ nổi tiếng đương thời. Marx và Engels chỉ sống và làm việc xung quanh vài nước Tây Âu. Lê Nin thì chỉ có Nga và Phần Lan (vài điểm dừng thoáng qua ở vài nước khác nên không tính). Mao chỉ sống ở Trung Quốc. Chu Ân Lai ở Pháp và Trung Quốc. Fidel chỉ có nước duy nhất ngoài Cu Ba là Mexico. Stalin và Kim Nhật Thành, Ceaucescu, Gottwald, Honecker… là những nhân vật không cần phải bàn đến bởi họ có quá nhiều tội ác, sai lầm.

Không giống – hoàn toàn không giống với những nhân vật trên, Nguyễn Tất Thành khi rời Việt Nam đã chọn điểm dừng chân và sống đầu tiên là Hoa Kỳ, thành phố Boston – Quê hương của Cách mạng Mỹ, 17.12.1773 (một trong những cuộc cách mạng vĩ đại nhất của loài người) – cũng là thành phố số 1 thế giới theo tiêu chuẩn thành phố xanh hiện nay. Chúng ta chỉ có thể nói đó là sự mẫn tiệp của một thiên tài. Không ai làm được nếu không có cái linh cảm đặc biệt từ vô thức của tiên tri. Mỹ là nước khởi đầu cho nền văn minh hiện đại. Hai năm sống ở đó đủ để cho Nguyễn Tất Thành hiểu rằng tại sao cũng là thuộc địa như Việt Nam mà Mỹ lại trở thành cường quốc? (1) Câu hỏi này sẽ ám ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh suốt đời (xin được bàn sau). Một trong những trăn trở lớn nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tại sao không thể kết liên với Hoa Kỳ? Đó là sự thật lịch sử. Nước thứ hai Nguyễn Tất Thành đến và sống là Anh – cái nôi của nền văn minh công nghiệp mà dù muốn hay không, tất cả mọi nhà nước trên thế giới này, ngày nay, đều phải đi theo mô hình đó. Thời gian ở Pháp (bây giờ vẫn chưa có đủ tài liệu nào chứng minh nổi là Bác Hồ đã đến Pháp năm nào (1917?), chúng ta đành tạm chấp nhận khoảng thời gian 1917-1923; có nghĩa là thời gian sống ở Mỹ và Anh là 7 năm trước đó (1911-1917). Nước Pháp là cái nôi, điển hình của văn minh phương Tây. Tiếp đó là thời gian Người sống và hoạt động cách mạng ở Liên Xô (Quê hương của Cách mạng tháng Mười) và Trung Quốc – Một trong những nền văn minh vĩ đại nhất thời cổ – trung đại (1923- 1941 – không tính Xiêm và vài nơi khác) (2).

Bây giờ, nếu tỉnh táo, chúng ta thử nghĩ xem, một người, 30 năm sống ở năm nền văn minh lớn nhất của thế giới từ cổ đại đến hiện đại thì kiến thức sâu rộng biết chừng nào? Từ cái cơ sở de facto này, tôi tin rằng tầm hiểu biết của Nguyễn Tất Thành – Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh, nếu không lớn hơn thì cũng không thua kém bất kỳ một lãnh tụ nào trong thế giới của chủ nghĩa Mác – Lê Nin. Tất nhiên, sẽ có phản biện rằng sống là chưa đủ. Thế nhưng, để chứng minh về tầm hiểu biết thì cũng là việc không mấy khó khăn. Dẫn chứng có nhiều, chỉ xin nêu hai ví dụ. Một, với tờ báo Le Paria, đã chứng minh rất rõ về kiến thức uyên bác của Nguyễn Ái Quốc: Paria là tầng lớp khốn khổ tận cùng trong đẳng cấp “dưới đáy” là Sudra ở Ấn Độ. Hai, chúng ta có thể coi nhận xét của Duiker – nhà “Hồ Chí Minh học” nổi tiếng nhất phương Tây là một minh chứng: “… ông (NAQ) là một cuốn từ điển thống kê sống về cuộc sống ở các nước thuộc địa… một người có sức thu hút cá nhân lớn… và một nhân cách tinh tế” (3)

2. Từ cách đặt vấn đề của (1) chúng ta lại thêm một lần nữa tiếp cận với những gì mà Nguyễn Ái Quốc đã làm để trở thành Người sáng lập đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3.2.1930 và trở thành Hồ Chí Minh trong khoảng từ mùa xuân đến mùa hè năm 1941, ngày 19.5?

Con đường giải phóng mà Nguyễn Ái Quốc đã chọn cho dân tộc ta là con đường đúng nhất, tốt nhất vào thời điểm đó. Lịch sử không ngẫu nhiên. Tiếng súng của cuộc khởi nghĩa Yên Bái một tuần sau ngày thành lập đảng (9.2.1930) là sự cáo chung sứ mệnh lịch sử của bộ phận dân tộc này để được thay thế bằng một bộ phận dân tộc khác xứng đáng hơn (Tất nhiên, sứ mệnh trong nhiệm vụ “giải phóng” của giai cấp công nhân, nông dân không giống như vai trò của hai giai cấp này khi đảm trách nhiệm vụ xây dựng, phát triển. Không đủ trình độ và hiểu biết để tổ chức xã hội là khiếm khuyết tự nhiên của hai giai cấp này. Nếu không nhận ra điều đó là chúng ta phủ nhận quy luật lịch sử). Sự bóc lột tàn nhẫn của thực dân Pháp, sự ươn hèn của giới quý tộc – trí thức (thời nào cũng vậy) là cái nguyên nhân dẫn đến vai trò mặc nhiên của giai cấp công nhân (trong liên minh công nông), gắn liền với Hồ Chí Minh.

Thử hỏi, trước Hội nghị Trung ương VIII (10-19.5.1941), với tổ chức Mặt trận có tên gọi rắc rối, dài dòng, khó hiểu là Mặt trận Dân tộc Thống nhất Phản đế Đông Dương thì người dân ít học biết đó là đâu? Họ không theo, phong trào nhạt nhòa là chuyện bình thường. Nguyễn Ái Quốc – và từ đây, trở thành Hồ Chí Minh, với ngày sinh nhật được lấy để Kỷ niệm ngày kết thúc Hội nghị VIII, như là sự ‘sinh lần thứ hai’; đã đặt tên cho Mặt trận mới là Việt Nam Độc lập Đồng minh – gọi tắt là Mặt trận Việt Minh. Trước Hồ Chí Minh và, kể từ khi chiến tranh bùng nổ, đã có ai đặt một cái tên hay và đúng đến như thế về số phận, nhiệm vụ của một dân tộc; về cái lẽ liên hiệp, tức là đứng về phe Đồng Minh chống phát xít? Chỉ có 6 chữ thôi nhưng là tầm, vị thế, sức mạnh của một thiên tài: Cuộc cách mạng của nhân dân Việt Nam; mục tiêu duy nhất là giành độc lập và Việt Minh là một bộ phận của phe Đồng minh chống chủ nghĩa fascio (lâu nay quen gọi một cách sai lạc là chủ nghĩa phát xít). Sau Hồ Chí Minh, một người nữa cũng có cách đặt – gọi tên rất hay là John Fitzerald Kennedy, TT Mỹ (20.1.1961 – 22.11.1963). Khi lên làm TT, Kennedy thấy rằng cơ quan nào cũng viện trợ cho nước ngoài nên mọi sự cứ rối tinh cả lên. Ông đã quy về một mối và đặt tên cho cơ quan mới là “Cục Phát triển Quốc tế” – Agency for International Development = AID. Chữ AID nếu đứng riêng, cũng có nghĩa là “giúp đỡ”, “viện trợ”. Tuyệt vời!

Chính nhờ cái tầm tư tưởng vĩ đại đó của Hồ Chí Minh mà Cách mạng Việt Nam mới tập hợp được mọi lực lượng (kể cả OSS – Office of Strategic Services – Cơ quan Tình báo Chiến lược của Hoa Kỳ).

Theo Currey thì từ năm 1942, Việt Minh đã cung cấp cho Đồng Minh nhiều tin tức tình báo có giá trị (4). Đặc biệt, ngày 2.11.1944, khi phi công Mỹ là Rudolph Shaw bị Nhật bắn hạ và nhảy dù xuống Việt Bắc, chính Hồ Chí Minh là người đã đưa Shaw đến Bộ Tư lệnh Châu Á – Thái Bình Dương của Mỹ đóng ở Côn Minh (Trung Quốc) và sau đó đã gặp tướng Claire L. Chenault – Tổng Tư lệnh quân đội Mỹ ở châu Á – Thái Bình Dương (5). Sự hợp tác rất hiệu quả giữa Mỹ và Việt Minh trong những năm 1944-1945 là một trong những đóng góp quan trọng làm nên thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945(6). Thậm chí, nếu không có tính hiệu quả đó thì lịch sử đã khác đi ít nhiều(7).

3. Chúng tôi có thể khẳng định mà không hề băn khoăn rằng: Mối quan tâm về nước Mỹ và nhân dân Mỹ, hợp tác và liên kết chặt chẽ với Hoa Kỳ là một trong những mối quan tâm lớn nhất, quan trọng nhất của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nơi người sống với thời gian dài đầu tiên ở nước ngoài là Boston, Hoa Kỳ. Bài viết đầu tiên Người viết trong đời là bài: Thư gửi Tổng thống Mỹ, 18.6.1919 (8). Ở đây, cũng xin đặc biệt nhấn mạnh rằng những dòng chữ cuối cùng mà Bác Hồ đã viết là lá thư gửi Tổng thống Mỹ R. Nixon – đề ngày 25.8.1969 – một tuần trước khi Người đến với cõi vĩnh hằng (9)!

Hai lá thư – bài viết đầu tiên và cuối cùng đó của Hồ Chí Minh không thể là sự tình cờ của lịch sử, nếu chúng ta trở lại với những suy nghĩ và quan tâm của Người đến nước Mỹ những năm 1945-1947. Trong thư gửi trung úy Phen (Fenn) – Trưởng nhóm tình báo OSS ở Đông Dương, Hồ Chí Minh viết: “Tôi cảm thấy áy náy khi những người bạn Mỹ phải rời chúng tôi quá nhanh. Việc ra đi của họ khỏi đất nước này có nghĩa là mối quan hệ giữa ông và chúng tôi sẽ khó khăn hơn. Tôi trông chờ ngày hạnh phúc (chúng tôi nhấn mạnh – HVT) được gặp ông và những người bạn Mỹ của chúng ta ở Đông Dương hay trên đất Mỹ” (10). Ít tháng sau, Hồ Chí Minh viết: “… chúng ta không thể quên nước bạn của chúng ta là nước Mỹ, một nước dân chủ bao giờ cũng bênh vực sự tự do, độc lập cho các dân tộc nhỏ yếu” (11 – chúng tôi nhấn mạnh, HVT). Hai năm sau, trong lá thư gửi Việt Mỹ Ái hữu Hội đề ngày 2.9.1947, Hồ Chủ tịch nhắc lại: “Chúng ta không bao giờ quên sự hợp tác thân ái của các bạn người Mỹ hồi chúng ta du kích chống Nhật, và chúng ta mong rằng sự hợp tác đó được tiếp tục” (11). Từ những dẫn chứng vừa nêu, có thể đưa ra ba khẳng định: Chủ tịch Hồ Chí Minh rất hạnh phúc khi hợp tác với nhân dân Mỹ, chính phủ Mỹ; Người tha thiết mong muốn gặp người Mỹ bất kỳ đâu và bất kỳ khi nào để bàn chuyện hợp tác; Người biết rõ, đến năm 1947, chính phủ Mỹ vẫn chưa giúp thực dân Pháp đánh lại Việt Nam.

Hồ Chí Minh đã không thể thực hiện được mục tiêu liên minh chặt chẽ với Hoa Kỳ bởi có vô vàn sức ép, sau khi có sự kiện 1.10.1949, ở Trung Hoa. Và, đặc biệt là, những tư tưởng và ý định đó lại diễn ra trong bối cảnh cực kỳ nóng bỏng của “chiến tranh lạnh”.

Tại sao điều đó không xảy ra? Những bí ẩn lịch sử chưa cho phép chúng ta giải mã hoàn toàn về nguyên do là từ phía nào, do ai, để hợp tác Việt – Mỹ trong những năm bốn mươi của thế kỷ XX đã không diễn ra? Chúng ta chỉ có thể đoan chắc một điều rằng vì không có sự hợp tác tiếp tục đó mà lịch sử Việt Nam đã rẽ vào một lối ngoặt gian khổ, đau thương. Rất nhiều người có trách nhiệm đã không nhìn thấy cái lối rẽ tai họa ấy, trừ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Câu in đậm ở trên là câu tôi đã viết trên báo Quốc Tế, tháng 5.2005. Đó là cái nhìn và cái cảm của một thiên tài, tầm ngầm định phi thường của một vĩ nhân; tấm lòng hết mình vì nhân nghĩa, hòa hợp của một nhân cách chính trực, rộng lượng, bao dung cũng như Hồ Chí Minh đã đi trước thời đại để thấy rằng hợp tác, liên minh với Hoa Kỳ là lựa chọn tốt nhất cho dân tộc Việt Nam! Chúng ta thử đặt một câu hỏi rất nhỏ: Tại sao Hồ Chủ tịch lại chọn đúng ngày Quốc Khánh của nước ta để gửi thư cho TT Mỹ? Sức nặng của một Chủ tịch Nước dường như vẫn là chưa đủ nên Người biết rõ phải có thêm sức nặng của quốc gia, của toàn thể dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Thị Minh Khai

4. Gần đây, có rất nhiều ý kiến bàn về đời tư của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh. Tại sao chúng ta không nghĩ rằng, như Marx đã nói – Con người về cơ bản là giống nhau? Bác Hồ cũng có những nhu cầu riêng tư như mọi người. Cái sai là ở chỗ rất nhiều người cố sức thần thánh hóa, theo cách của phương Đông. Nên nhớ rằng có vị thần nào của phương Đông phạm sai lầm đâu? Mặt khác, nếu có chuyện như Nguyễn Ái Quốc dự định kết hôn với Nguyễn Thị Minh Khai đi nữa (12) thì âu cũng là lẽ bình thường. Chuyện tình cảm của một đời người là những điều không một ai có thể khẳng định được rõ ràng. Cái sai lâu nay của giới truyền thông nước ta là đã thần thánh hóa con người bình dị Hồ Chí Minh. Đã là con người thì uống rượu hay hút thuốc, có tình cảm với ai đó là những điều thuộc về “khoảng không gian riêng tư” (individual space) – có gì đâu để băn khoăn?. Do vậy, xúc phạm đến đời tư của người đã khuất bằng cách coi đó là “tình tiết thông tin mới” e rằng không thỏa đáng. Ví dụ, tại sao Bill Clinton ngoại tình với Monica Lewinsky mà nước Mỹ vẫn tha thứ? Giản dị lắm: Ông không phải là người chồng mẫu mực nhưng là một TT tốt.

Vĩ nhân nào cũng có gót chân Achile. Nếu Hồ Chí Minh tàn nhẫn như Mao và độc đoán như Stalin thì làm sao những người xung quanh ông có thể gây sức ép để lấy cái gọi là “tập thể”, “đa số” nhằm buộc Hồ Chí Minh phải chấp nhận một nghị quyết như cải cách ruộng đất, phủ định chuyện kết giao với Hoa Kỳ, chẳng hạn? Xa hơn nữa, chính Lê Đức Thọ và một vài người nữa đã dựng lên “sự kiện Trần Dân Tiên” – đặt Hồ Chí Minh vào cái thế đã rồi. Tôi và gần 180 sinh viên khác trong lớp nghe GS Trần Quốc Vượng nói điều này năm 1974 (Thầy Vượng đã mất cách đây vài năm). Nếu không đau đớn vì sai lầm của chính mình thì Hồ Chí Minh đã không chết rất nhanh, sau Mậu Thân. Cũng không hề ngẫu nhiên khi một người có chỉ số IQ rất cao là Lyndon B. Johnson cũng đau đớn quá để rồi chết vào năm 1971! Người Mỹ không hiểu Hồ Chí Minh, những người xung quanh ông lại càng không hiểu. Chỉ riêng chuyện muốn coi Hoa Kỳ là “nước bạn của chúng ta” (31.12.1945) đã là sự vĩ đại vô cùng! Còn chuyện riêng tư, hãy nghĩ xem: Một mình một căn nhà, một cái đài Orionton, cô đơn và bất lực thì có những chuyện này, chuyện khác…, đều là những điều không đáng để bàn…

Ngay cả một người gần như đã thành huyền thoại là George Washington mà về cuối đời vấn mang tiếng khuất tất về mặt tiền bạc(!) Mặc dầu vậy, người dân Mỹ vẫn yêu quý và tôn thờ ông. Nguyên tắc của sự hiểu biết và tình cảm giản dị lắm: Chấp nhận một số sai lầm nào đó không đáng kể bởi điều đáng kể, đó là, mỗi dân tộc đều phải có một vị anh hùng dân tộc để tập hợp lực lượng, để thống nhất về ý chí, để phát triển và trường tồn. Sự vĩ đại của một con người thuộc về hình ảnh của con người đó trong lòng dân tộc.

Xin trích dẫn vài nhận xét mà Hồ Chủ tịch đã nói (nguyên văn hoặc đại ý) được các học giả có uy tín khẳng định để chúng ta hiểu rõ hơn phần nào cái tinh tế và sâu sắc của Bác Hồ. Moffat nhớ lại: “Trước khi tôi ra đi, Hồ Chí Minh đưa cho tôi những lá thư gửi tới Tổng thống Truman và Ngoại trưởng Mỹ”(13). Thomas, Chỉ huy trưởng lực lượng Deer (con nai) huấn luyện cho Việt Nam Giải phóng quân khẳng định rằng: “Hồ Chí Minh không phải là người cộng sản giáo điều, rằng ông là một người yêu nước chân chính”(14)…

Trong bài Diễn văn đọc tại Đại học Quốc gia Hà Nội tháng 11.2000, TT Mỹ Bill Clinton nói rằng Việt Nam và Hoa Kỳ có rất nhiều điểm chung như: Cả hai dân tộc đều trẻ (65% dân số dưới 35 tuổi); đều lập nước từ thân phận thuộc địa; đều hình thành quốc gia thông qua sự di chuyển (nam tiến và tây tiến); đều có câu mở đầu Tuyên ngôn Độc lập giống nhau…

Bill Clinton còn thiếu một điều: Cả hai tác giả của Tuyên ngôn Độc lập là Thomas Jefferson và Hồ Chí Minh đều mất vào ngày Quốc khánh của đất nước mình (4.7.1826 và 2.9.1969). Đó là sự trùng hợp duy nhất của hai vĩ nhân trong lịch sử toàn thế giới!

Đọc, hiểu, viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh bao giờ cũng là một điều rất đỗi khó khăn. Nghĩ về Hồ Chí Minh, trong tôi là điệp trùng của những đợt sóng từ biển cả của nhân ái và ấm áp tình người. Hồ Chí Minh là hình ảnh của dãy Trường Sơn ngút ngàn thẳm sâu của hiểu biết …

Huế, tháng 5.2010. Tel: 0914.079.210.
Chú thích

1. “Rất có thể Thành đã rời Hoa Kỳ năm 1913”. William J. Duiker, Hồ Chí Minh, New York, 2000. Bản dịch của Bộ Ngoại giao Nước CHXHCN Việt Nam, Hà Nội, 2001, tr. 33.

2. Thành đã tới Morocco, Angiérie, Tunisie, Ấn Độ, Arabia Saudia, Sénégal, Sudan, Madagasca, Brasils, Argentine (Sđd, tr. 32); Đức, Thụy Sĩ và Ý (tr.41).

3. Sđd, tr. 53.

4. Currey, Cecil B. Victory at Any Cost: The Genuis of Vietnam’s Gen. Vo Nguyen Giap. Washington D.C.: Brassey’s, 1997, p.239.

5. Bartholomew-Feis, Dixee R. OSS và Hồ Chí Minh: Đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2007, tr. 232 & 243.

6. Hà Văn Thịnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân Mỹ, Báo Quốc Tế (Bộ Ngoại giao Nước CHXHCNVN), 5.2005.

7. Neil Sheehan: Sự lừa dối hào nhoáng. Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội 2003, tr.205. Mỹ đã giúp cho Việt Minh hơn 5.000 súng các loại, 27 điện đài, nhiều quân trang, quân dụng. Nếu không có những điện đài của Hoa Kỳ thì Tổng khởi nghĩa không thể diễn ra đồng loạt và nhanh chóng như thế.

8. HCM, TT, t.1, tr. 437.

9. HCM, TT, t.12, tr. 488-489.

10. HCM, TT, t. 3, tr. 550.

11. HCM, TT, t. 4, tr. 129.

12. HCM, TT, t. 5, tr. 211.

13. William J. Duiker, sđd, tr. 152.

14 & 15. OSS và Hồ Chí Minh, Sđd, tr. 450 và 312.



Cô Nông thị Xuân, vợ bác Hồ bị thủ tiêu ra sao ??


Tuesday, October 21, 2008

Ðêm giữa ban ngày (ch. 34) – Vũ Thư Hiên

Tôi sững sờ. Lại thêm một bí mật tôi được biết trong những bí mật cung đình được giữ rất kín.
- Như vậy, có thể coi như bà Xuân là bà hoàng hậu cuối cùng trong lịch sử Việt Nam ?
Ông cười chua chát :
- Có thể coi là như vậy. Và là bà hoàng hậu bất hạnh nhất trong lịch sử Việt Nam. Bất hạnh vì không một ngày được thừa nhận là hoàng hậu, vì đẻ ra đứa con không được gọi cha ruột của nó bằng cha… Tất cả diễn ra trong sự lén lút nhục nhã, như thể đó là tội lỗi.
- Ai đã giết bà Xuân ?
- Ðừng vội. Ta hãy ghi nhận sự việc này : vào một buổi sáng mùa xuân năm 1957, người ta thấy có xác một người đàn bà bị xe ô tô đụng chết ở dốc Cổ Ngư lên Chèm(14). Xác chết được đưa vào bệnh viện Việt Ðức, được nhận dạng. Ðó chính là cô Xuân. Nhưng xác không được mổ theo thường lệ, mà bị chôn cất vội vã, theo lệnh của Trần Quốc Hoàn.
- Tại sao lại Trần Quốc Hoàn ?
- Bởi vì cô Xuân là người của cơ quan trực thuộc Trung ương, việc xảy ra phải báo cáo ngay cho Trần Quốc Hoàn biết.
- Rồi sau thì sao ?
- Chưa hết. Sau, em ruột của cô Xuân bị điều đi học một lớp y tá ở Thái Nguyên, rồi bị đưa về Cao Bằng điều trị bệnh… thần kinh. ớt lâu sau xác cô nổi lên ở một cây cầu trên sông Bằng Giang… Cô em gái họ cũng biến mất. Như vậy là cùng một thời gian, cùng một sự việc, có tới ba người thiệt mạng.
- Những đầu mối đều bị bịt ?
- Tất nhiên. Nhưng những lý do dẫn tới những cái chết đã bị lọt ra ngoài.
- Về những cái chết này không có ai điều tra hết ?
Ông Tạo cúi mặt xuống.
- Không.
- Tại sao, thưa bác ?
- Tại vì thủ phạm là một nhân vật quá to để có thể đụng tới.
- Trần Quốc Hoàn ?
- Phải. – ông thở dài – Tất cả những người biết việc này đều có lỗi với hương hồn cô Xuân và hai cô em, tất cả đã không dám làm gì để rửa mối hận cho họ. Tất cả đã cúi đầu trước guồng máy, trước uy tín của Ðảng có thể bị mất đi vì vụ bê bối này. Mọi người đều lầm khi nghĩ như vậy…
- Vì sao Trần Quốc Hoàn giết bà Xuân ?
- Ðó là một câu chuyện dài. Khi Bộ Nội Vụ, vì công tác bảo vệ, bố trí cho mấy chị em cô Xuân ở ngôi nhà của Bộ ở phố Hàng Bông Thợ Nhuộm, thì chỉ có vài người biết họ là ai. Trong ngôi nhà này còn hai gia đình cấp vụ khác ở cùng. Thời gian trước khi cô Xuân bị giết ít lâu, Trần Quốc Hoàn thường tới đó. Việc Trần Quốc Hoàn tới thăm rồi cưỡng hiếp cô Xuân, cô em của cô Xuân biết, có nói lại cho người yêu của mình ở quê. Anh này về sau có làm đơn tố cáo gửi Trung ương.
- Và Trung ương im lặng ?
- Không phải anh ta gửi ngay lập tức. Ngay lập tức thì anh ta cũng bị giết ngay, mà mãi về sau này…
- Cụ Hồ không có ý kiến gì về mấy cái chết oan khuất đó ?
Ông Nguyễn Tạo đăm chiêu suy nghĩ.
- Có nhiều điều chúng ta không biết được. – ông nói, giọng bùi ngùi – Tôi nghĩ thân phận Bác lúc ấy cũng tội nghiệp lắm. Biết nói với ai ? Với Lê Duẩn chăng ? Hay Lê Ðức Thọ ? Hay nói thẳng với Trần Quốc Hoàn ? Tôi nghĩ Bác là con người, Bác cũng biết đau khổ. Nhưng cái thế của Bác buộc Bác phải im lặng…
- Nghĩa là, theo bác, ông Hồ không có lỗi ?
- Trong mấy cái chết nói trên ? Không.
- Nhưng sự im lặng trước cái chết của họ ? Ông Hồ cũng không có lỗi ? – tôi gặng – Bỏ ra ngoài mối quan hệ tình cảm, chỉ nói tới cái chết oan khuất của một con người, với tư cách đồng bào ?
- Thế hệ các anh khắc nghiệt trong sự phán xét. – ông thở dài – Tôi hiểu các anh. Các anh vô can. Chúng tôi thì không. Chúng tôi tự đặt mình trong sự ràng buộc với Ðảng, với những quyết định của nó, dù sai dù đúng. Chúng tôi lo lắng cho uy tín của Ðảng. Chúng tôi cảm thấy nhục nhã nếu Ðảng bị phỉ báng. Ðảng là cuộc sống tinh thần của chúng tôi, là danh dự của chúng tôi. Bác cũng vậy. Ông Cụ cũng đau đớn lắm chứ. Ông cũng là con người. Như mọi người. Các anh khác. Các anh chỉ nhìn thấy một lẽ công bằng, đòi phải có nó, đòi mọi sự phải sòng phẳng. Cái đó là phải thôi. Ðúng, chứ không sai. Nhưng có nên như vậy không nhỉ ? Hay là cần phải độ lượng hơn, thông cảm hơn với sự yếu đuối của con người ? Dù họ có là ai đi chăng nữa…

http://dactrung.net/truyen/noidung.aspx?BaiID=uE5lKxEEpl1ZHH6WVhyEHA%3D%3D ch 34



CÔ XUÂN BỊ GIẾT NHƯ THẾ NÀO ?

Bây giờ xin quay trở lới câu chuyện những cô gái ở Cao Bằng. Theo những điều người ta kể cho tôi trong những năm gần đây và được xác minh qua tài liệu đã xem thì có hai chi tiết hơi khác (các cô họ Nguyễn và cô Xuân chỉ có một con với ông Hồ), ngoài ra, các chi tiết khác về cơ bản đều giống nhau. Sự việc cụ thể như sau: cô Nguyễn Thị Xuân (tên gọi trong gia đình là Sang) và em họ, cô Nguyễn Thị Vàng, 22 tuổi, quê làng Hà Mạ, xã Hồng Việt, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng, cuối năm 1954, đã tình nguyện vào làm công tác hộ lý trong một đơn vị quân nhu. Được mấy tháng thì ủy viên Trung ương đảng, chủ nhiệm Tổng Cục Hậu cần Trần đặng Ninh, gặp cô Xuân nói chuyện vài lần, rồi đầu năm 1955 cho xe đón cô Xuân về Hà Nội, “nói là để phục vụ Bác Hồ”. Mấy tháng sau, cô Xuân cũng xin cho cô Vàng và cô Nguyệt (con gái của ông Hoàng Văn Đệ, cậu ruột của cô Xuân) về Hà Nội ở trên gác nhà 66 Hàng Bông Nhuộm. “Vì các vị lãnh đạo không cho chị Xuân ở cùng với Bác trên nhà Chủ tịch phủ, giao cho ông Trần Quốc Hoàn, bộ trưởng Bộ công an, trực tiếp quản lý chị Xuân, cho nên chị Xuân mới được đem về 66 Hàng Bông Nhuộm, nhà của công an. Cuối năm 1956, chị Xuân sinh được một cậu con trai. Cụ Hồ đặt tên là Nguyễn Tất Trung.

“Em có nhiệm vụ bế cháu”, đấy là lời Vàng kể lới cho người chồng chưa cưới của mình trước khi cô bị giết. Và cũng nhờ Vàng đã kể lại, nên chúng ta biết được những sự việc sau đây. Khoảng mồng 6, mồng 7 tháng 2 năm 1957, Trần Quốc Hoàn đến, nói chuyện vu vơ một lúc, rồi giở trò … kéo cô Xuân vào cái buồng xép, định hãm hiếp. Cô Xuân ú ớ la lên. Vàng hoảng sợ tru tréo, còn Nguyệt khiếp sợ quá co rúm lại ngồi ở trong góc. May lúc đó có tiếng cửa sổ nhà dưới xô sầm vào tường, Hoàn sợ, bỏ cô Xuân ra, rút súng lục ra dọa: “Chúng mày im mồm, không ông cho chết hết”. Rồi xuống thang, ra ô tô chuồn. Mấy hôm sau, Hoàn lại đến, lên gác, đi thẳng vào phòng, ôm ghì cô Xuân hôn. Cô Xuân xô nó ra: “Không được hỗn, tôi là vợ ông Chủ tịch nước”. Nó nói: “Tôi biết bà to lắm, nhưng tính mạng bà nằm trong tay tôi” Rồi lấy súng dí vào ngực cô Xuân, nó rút ra sợi dây dù đã thắt sẵn thòng lọng tròng vào cổ cô Xuân kéo cô lên giường, tự tay lột hết quần áo, ngắm nghía, rồi hiếp cô. Cô Xuân xấu hổ lấy tay che mặt. Nó kéo tay cô và nói: “Thanh niên nó phục vụ không khoái hơn ông già, lại còn vờ làm gái”.

Từ đó cô Xuân trở thành thứ đồ chơi trong tay Hoàn. Nó bảo cô Xuân dặn cho hai em phải biết câm cái miệng, nếu bép xép thì mất mạng cả lũ. Mấy chị em lúc bấy giờ rất sợ bị giết, bàn nhau. Vàng đề nghị mấy chị em trốn đi thì cô Xuân nói: “Sau ngày sinh cháu Trung, chị thưa với Bác: bây giờ đã có con trai, xin Bác cho mẹ con ra công khai. Bác nói: cô xin như vậy là hợp tình hợp lý. Nhưng phải được Bộ chính trị đồng ý, nhất là mấy ông Trường Chinh, Lê đức Thọ, Hoàng Quốc Việt đồng ý mới được. Do đó cô đành phải chờ một thời gian nữa … Mấy tuần trước, Bác lới hỏi chị: các cô ở đây có nhiều người lạ mặt tới thăm phải không? Chị thưa: ba chị em không có ai quen biết ở Hà Nội, còn bà con ở Cao Bằng thì không có ai biết chị em ở đâu. Bác nói không nhẽ ông bộ trưởng công an nói dối ? Chị suy nghĩ mãi mới thấy rõ, nó muốn vu cáo chị em ta liên hệ với gián điệp hoặc đặc vụ gì đó, để định kế thoát thân nếu việc của nó bị bại lộ. Bây giờ ta trốn cũng không làm sao thoát tay nó, mà nó còn vu cáo giết hại anh chị em chúng ta. Chị bị giết cũng đáng đời, chỉ rất hối hận đã xin hai em về đây để chịu chung số phận với chị.”

Đến ngày 11 tháng 2 năm 1957, vào bảy giờ tối, một chiếc xe com măng ca thường đón cô Xuân lên gặp ông Hồ đỗ trước nhà. Tên Ninh, biệt danh là Ninh Xồm, bảo vệ viên của ông Hồ, vào gặp cô Xuân nói “lên gặp Bác.” Cô Xuân mặc quần áo, xoa nước hoa rồi ra xe. Xe do Tạ Quang Chiến (tên này trong đội bảo vệ ông Hồ, về sau làm tổng cục phó Tổng cục Thể dục thể thao) lái đi. Sáng hôm sau, 12 tháng 2, một nhân viên công an Hà Nội đến báo tin cô Xuân bị chết vì tai nạn ô tô, hiện còn để ở nhà xác bệnh viện Phú Doãn. Vàng vội vã đưa cháu Trung cho Nguyệt bế, lên xe công an vào bệnh viện, nhưng không được vào nhà xác. Chờ độ một tiếng sau thì có người bác sĩ ra đọc biên bản, đại ý: trên thân thể tử thi không có thương tích gì, cũng không phải bị đánh chém gì. Mổ tử thi, trong lục phủ ngũ tạng cũng không có thương tích gì, dạ dày không có thuốc độc, tử cung không có tinh trùng, chứng tỏ không bị hiếp dâm. Duy chỉ có xương đỉnh đầu bị rạn nứt, nước nhờn chảy ra. Bác sĩ nói: đây có thể là nạn nhân bị trùm chăn lên đầu, rồi dùng búa đánh vào giữa đỉnh đầu. Vàng nghe xong chạy về kể lại cho Nguyệt. Hai chị em cùng khóc …

Ít lâu sau, một cán bộ công an đến bế cháu Trung đi, hai chị em không biết đem đi đâu. Sau đó, Vàng được đưa đi học lớp y tá của Khu tự trị Việt Bắc ở Thái Nguyên, còn Nguyệt thì Vàng không biết người ta đưa đi đâu, sống chết ra sao. Học được mấy tháng thì Vàng được chuyển về bệnh viện Cao Bằng và may mắn được gặp người chồng chưa cưới ở đây, kể hết mọi chuyện cho anh nghe. Cô nói với người yêu: “Em nghĩ anh chỉ bị thương nhẹ, anh còn sống được lâu, anh sẽ nói rõ cho toàn dân biết vụ bê bối này. Còn em thì chắc chắn sẽ bị chúng giết, vì em đã nói vụ này cho nhiều chị em bà con biết. Bọn hung thủ còn theo dõi em. Ở Cao Bằng, có hôm em còn thấy thằng Ninh Xồm tới gặp ông bác sĩ bệnh viện trưởng, được ít lâu họ tuyên bố em bị thần kinh, được chuyển về điều trị tới bệnh viện Hòa An.”

Đây là lời người yêu, chồng chưa cưới của cô Vàng: “Tôi chỉ được gặp Vàng có một tháng, đến ngày mồng 2 tháng 11 năm 1957, cô Vàng về thăm ông cậu Hoàng Văn Đệ, hung thủ đi theo, giết chết, rồi quẳng xác xuống sông Bằng Giang, đến ngày mồng 5 tháng 11 mới nổi lên ở Hoàng Bồ. Được tin, tôi chạy về cầu Hoàng Bồ, thì thi hài đã được kiểm nghiệm và chôn cất rồi. Nghe dư luận bàn tán, cô bị đánh vỡ sọ, tiền, đồng hồ vẫn còn nguyên và người nhà đã nhận về chôn cất. Vụ này nhiều người bị giết: cô Xuân vợ Cụ Hồ Chí Minh, cô Vàng vợ chưa cưới của tôi, cô Nguyệt, còn nhiều người ở trường y tá Thái Nguyên, nghe chuyện Vàng đi nói chuyện lại cũng bị giết lây. Mấy chục năm nay, tôi tím gan thắt ruột nghĩ cách trả thù cho em tôi, nhưng sức yếu thế cô, đành ngậm hờn chờ chết …”

Tiện đây, xin phép kể qua một chuyện ngoài lề có ý nghĩa. Hồi Vũ Thư Hiên còn ở Moskva, “người ta” dò biết là anh đang viết hồi ký, và hình như cũng đoán biết là anh có trong tay “những mẩu chuyện” nào đó. Thế là một hôm, “bọn trấn lột” người Việt đến nhà, chờ Hiên vào thang máy thì chúng ùa theo, đâm anh vào mông, giật chùm chìa khóa, rồi xông vào nhà. Chúng không đụng đến tiền bạc gì hết, mà chỉ tìm kiếm tài liệu và lấy các đĩa mềm máy tính, trong đó có phần hồi ký anh đang viết dở dang. Khi chúng đi rồi, Hiên gọi điện ngay cho tôi. Mấy hôm sau, anh lại báo tin rằng một tên gọi điện cho anh, bảo nếu muốn lấy lại đĩa mềm thì hãy “đến đấy, đến đấy” ở Moskva, mà theo lời anh, chỗ ấy là … ngôi nhà chung cư của cán bộ nhân viên sứ quán Việt Nam tại Nga. Hiên nói để trấn an tôi: “Cũng may là tôi đã dự phòng trường hợp này rồi. Anh yên tâm”. Sau đó không lâu, Hiên đến nhà đưa cho tôi đọc 74 trang hồi ky của anh. Và một thời gian sau nữa, anh lặng lẽ rời khỏi nước Nga, tìm nơi khác an toàn hơn để “đậu” … Tôi kể chuyện này để thấy tính nhạy cảm cao độ của những-người-nào-đó đối với “những mẩu chuyện” không chảy theo luồng lạch của “lãnh đạo” và “người ta” sẵn sàng lao vào những hành động tội ác, điên cuồng, cực kỳ phiêu lưu, chỉ cốt để … bưng bít sự thật.

Nhưng, vì chân lý, lẽ nào chúng ta có quyền chôn vùi, hoặc để cho ai đó được phép chôn vùi sự thật? Trái lại, bằng bất cứ giá nào, phải tìm mọi cách để trả về cho Lịch Sử những sự kiện chân thật, khách quan, không bị tô vẽ, không bị bóp méo, để mọi điều, mọi người đều được đánh giá đúng đắn và công bằng. Công Lý đòi hỏi như thế!

NHỮNG CÂU HỎI VỀ HỒ CHÍ MINH

Còn về cháu bé Nguyễn Tất Trung thì sau khi mẹ chết, nó được gửi cho ông Nguyễn Lương Bằng nuôi, độ 4-5 tuổi thì chuyển cho ông Chu Văn Tấn, đến năm 13 tuổi là năm 1969, ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh mất thì giao về cho ông Vũ Kỳ, nguyên thư ký riêng của ông Hồ, làm con nuôi và đổi họ thành Vũ Trung. Tôi xin phép bỏ qua những tình tiết khác và dừng lại ở đây, vì đến đây, cũng đủ để có thể rút ra vài kết luận sơ bộ có liên quan đến đề tài cần nói:

1) Tôi luôn luôn nghĩ rằng không nên “xoi mói” vào đời tư của người khác, kể cả đời tư của các lãnh tụ. Việc các lãnh tụ có vợ, có con là chuyện rất thường tình. Ông Hồ, cũng như bất cứ ông lãnh tụ nào khác, cũng như bất cứ người nào khác, đều có thể có cuộc sống tình dục, cuộc sống gia đình, có thể có vợ, có con, có thể ly dị với vợ, rồi lới lấy vợ khác… Những điều đó không ai nên can thiệp đến. Thậm chí, dù cho ông lãnh tụ nào đó có vợ rồi, lại đi ngoại tình, “cặp bồ” với ai đó, như trường hợp Lenin, hay vợ sờ sờ ra đấy mà vẫn ngang nhiên ngủ với gái, hết cô này đến cô khác, như trường hợp Mao Trạch Đông, hay đi hoang, rồi có con với người khác, như trường hợp Karl Marx, (những ví dụ này tôi không nói vu vơ, các sử gia và các nhà báo đứng đắn trên thế giới đã viết quá đủ, với những bằng chứng không thể chối cãi) thì cũng đáng phê phán đấy, nhưng cũng chẳng sao cả, trời không vì thế mà sập được! Chỉ có cái đầu óc ngu muội, phong kiến của cái đám lãnh đạo cộng sản kênh kiệu, tự coi mình là “trí tuệ, danh dự và lương tâm của thời đại” hay là “đỉnh cao trí tuệ loài người,” mới nghĩ rằng phải tô vẽ cho lãnh tụ thành một ông thánh sống, là một con người siêu phàm, không vợ không con … thì càng thêm uy tín chính trị.

Thế rồi cứ giấu kín cuộc đời riêng tư của các lãnh tụ như là bí mật quốc gia số một, hễ ai động khẽ đến là trừng trị tàn nhẫn. Đấy, cái vụ vừa qua đảng “xử trí kỷ luật” một cách thô bạo đối với Kim Hạnh, tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, chỉ vì báo đó dám nói sơ sơ chuyện ông Hồ có vợ hồi ở Trung Quốc, là một chứng minh cho cái đầu óc ngu dốt, độc đoán, lố bịch của cái đám ấy. Lẽ cố nhiên, cách xử sự của người đàn ông đối với phụ nữ, đối với vợ con phản ánh toàn bộ tư cách, phẩm chất, đạo đức của con người, và điều đáng nói, đáng xem xét đối với các lãnh tụ chính là ở đó.

2) Theo tôi, các cô gái Cao Bằng, cũng như anh chồng chưa cưới của cô Vàng cùng các thương binh bạn chiến đấu của anh đều rất ngây thơ, tưởng là ông Hồ định lấy cô Xuân làm vợ thật, tưởng cô Xuân là vợ của ông Hồ thật. Khách quan mà xét, ông Hồ không muốn có vợ đàng hoàng, ông chỉ muốn giữ cái “uy tín chính trị” hão của “bậc siêu nhân”, ông chỉ muốn được “tiếng” vì dân vì nước đến nỗi suốt đời không mơ tưởng đến chuyện vợ con. Và điều này nói ra chua xót thật, nhưng không thể không nói: cô Xuân chỉ là món đồ chơi trong tay ông mà thôi. Cô Xuân được đưa về Hà Nội là để “phục vụ” ông Hồ, cũng như bao nhiêu cô gái Trung Quốc đã được đưa đến Trung Nam Hải để “phục vụ” ông Mao (Xem hồi ký “Tôi là bác sĩ riêng của Mao” của Lý Chí Tuy). Mồm ông Hồ nói nào là giải phóng phụ nữ, nào là chống tư tưởng phong kiến, tôn trọng phụ nữ, v.v… thế nhưng ông đã hành xử với phụ nữ cực kỳ phong kiến, coi phụ nữ chẳng khác gì món đồ chơi. Nhận xét như thế hoàn toàn không có tính chất vũ đoán, vì thử hỏi:

a. Nếu coi cô Xuân là vợ thật, tới sao ông lại không để cô ở chung tới ngôi nhà riêng của ông ở trong khuôn viên Chủ tịch phủ, mà bắt cô phải ở riêng mãi tận nhà 66 Hàng Bông Nhuộm, (ai biết rõ Hà Nội thì dễ dàng hình dung được khoảng cách) là nhà của công an, lại phải chịu dưới sự quản lý trực tiếp của bộ trưởng công an Trần Quốc Hoàn và chỉ khi nào ông cần “được phục vụ” thì cho xe đón cô lên Chủ tịch phủ mà thôi? Trong những n ăm đó, ông Hồ chưa đến nỗi thất thế tới mức phải để cho Trường Chinh, Lê đức Thọ, Hoàng Quốc Việt có thể can thiệp vào cuộc sống tình cảm của ông như vậy, có thể khống chế ông như vậy. Ông đường đường là lãnh tụ tối cao, là Chủ tịch đảng, cơ mà!

b. Nếu ông coi cô Xuân là vợ thật thì khi cô đẻ con trai rồi, tới sao ông vẫn để hai mẹ con ở riêng tận 66 Hàng Bông Nhuộm và khi mẹ nó chết rồi, ông không đem con về nuôi, mà lại đưa cho người này, người khác nuôi cho đến khi thằng bé lên 13 tuổi, là năm ông qua đời, thì “người ta” (cũng khó biết được là ai, Bộ chính trị hay là theo lời dặn của bố đẻ đứa bé?) lại giao nó cho Vũ Kỳ làm con nuôi? Và xin các bạn chú ý, Vũ Kỳ đã (chắc chắn là anh ta không bao giờ dám tự ý) đổi họ thằng bé thành Vũ Trung, xóa mọi dấu vết tội lỗi của một ông họ Nguyễn Tất! Ở đây, khách quan mà nói, dường như ông Hồ không có chút tình thương yêu nào đối với đứa con đẻ của mình. Một người như vậy làm sao có thể thương yêu trẻ con người khác được ?

3) Theo tôi, thật khó mà bác bỏ ý kiến cho rằng từ đầu đến cuối, ông Hồ cùng đám cận thần của ông, những ủy viên Trung ương, ủy viên Bộ chính trị, đã đánh lừa tệ hại cô Xuân, một cô gái quê ngây thơ ở miền núi, làm cho cô tưởng lầm ông định lấy cô làm vợ thật. Khi có con với ông rồi, cô xin cho hai mẹ con “được ra công khai” (chắc ý nói hợp thức hóa) thì một mặt ông làm ra vẻ thông cảm, thừa nhận yêu cầu đó là hợp tình hợp lý, nhưng mặt khác ông lại chỉ vào các ông trong Bộ chính trị mà nói là các ông kia có quyền quyết định chứ không phải ông, phải chờ ý kiến của các ông kia, làm như ông không phải là “lãnh tụ tối cao”, không phải là Chủ tịch đảng, làm như ông ở dưới quyền mấy ông kia trong Bộ chính trị. Rồi ông còn khuyên nhẹ nhàng: “Cô đành phải chờ một thời gian nữa!” Và thật tội nghiệp cho cô Xuân, cô đã chờ, chờ … đến khi bị giết!

4) Còn có nhiều điều khác mà trong tình hình hiện nay khó có thể tìm ra được lời giải đáp: Tại sao Trần Quốc Hoàn lại có thể có thái độ trắng trợn, đê tiện như thế đối với cô Xuân ? Dù cô không phải là vợ chính thức thì cũng là “bồ” (nói theo lối nói thông thường hiện nay ở Việt Nam) của lãnh tụ, cơ mà! Sao y lại có thể to gan phạm thượng đến như thế ? Hay là y đã thấy rõ tình thế bị “thất sủng” của cô Xuân, tức là cái thái độ không mặn nồng nào đó của ông Hồ đối với cô Xuân, nên mới bạo phổi làm chuyện bậy bạ đến thế ? Hay là y đã biết một quyết định nào đó … về cô Xuân, nên y nghĩ rằng “không xài thì phí của trời”, trước sau rồi cô cũng chết ?

Còn câu hỏi mà ông Hồ đặt ra cho cô Xuân về những người lạ mặt thường đến chỗ các cô phải không, có ý nghĩa gì ? Có đúng là do bộ trưởng công an mớm cho ông hay không ? Việc giết cô Xuân, cô Vàng, cô Nguyệt … là mưu đồ của cá nhân Trần Quốc Hoàn, hay là chủ trương của một tập thể, nếu là của một tập thể thì tập thể nào, và ông Hồ có được biết hay không ? Trách nhiệm của ông Hồ, của Bộ chính trị Trung ương đảng, của Bộ công an, của Trần Quốc Hoàn trong việc này như thế nào ? Khoảng thời gian từ khi cháu Trung được sinh ra (cuối năm 1956) đến ngày Hoàn tới dở trò hãm hiếp mẹ nó (mồng 6 hay mồng 7 tháng 2 năm 1957), cũng như từ ngày đó tới ngày mẹ nó bị giết (11 tháng 2 năm 1957) vì sao lại gần nhau đến thế ? Điều đó có ý nghĩa gì ? Vân vân và vân vân … Hy vọng là rồi đây, các nhà thám tử Maigrets tài giỏi nhất, các chuyên gia về tội phạm có thể góp ý, góp sức, giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề.

Hồ Chí Minh là một nhân vật lịch sử đã có ảnh hưởng rất lớn đối với vận mệnh đất nước và nhân dân Việt Nam trong nhiều thập niên của thế kỷ 20. Dù muốn hay không, không ai có thể phủ nhận điều đó. Nhưng, ảnh hưởng đó là tốt hay xấu, hay vừa tốt vừa xấu, tốt nhiều xấu ít, hay ngược lại? Công trạng của ông thế nào, tội lỗi của ông ra sao, chỉ có công không có tội, hay là chỉ có tội không có công, hay vừa công vừa tội? Ông là vị thánh nhân, là bậc siêu nhân, hay là kẻ phàm phu, hay là tên giả dối, bịp bợm? Ông là biểu tượng của đạo đức với trái tim nhân ái, hay là một kẻ vô luân, vô đạo với lòng dạ bất lương?.. Tất cả những câu hỏi đó đòi hỏi một sự nghiên cứu khách quan, cẩn trọng, sâu sắc, tỉ mỉ, toàn diện, và cuối cùng… phải chờ Lịch Sử cân lượng, phán xét, Lịch Sử được đúc kết từ muôn ngàn sự kiện chân thật. Nhận thức sâu sắc điều đó, người viết bài này không mảy may có tham vọng đánh giá cuộc đời của vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ý muốn nhỏ nhoi đã được nói ngay từ đầu, chỉ là để góp thêm vài “mẩu chuyện”, qua đó người đọc có thể thấy thêm được vài nét chân thật trên bức chân dung hoành tráng, đồ sộ của ông mà giới cầm quyền cộng sản Việt Nam từ trước đến nay đã dày công tô vẽ.

Nhưng, vì chân lý, lẽ nào chúng ta có quyền chôn vùi, hoặc để cho ai đó được phép chôn vùi sự thật ? Trái lại, bằng bất cứ giá nào, phải tìm mọi cách để trả về cho Lịch Sử những sự kiện chân thật, khách quan, không bị tô vẽ, không bị bóp méo, để mọi điều, mọi người đều được đánh giá đúng đắn và công bằng. Công Lý đòi hỏi như thế!

Ngày 10 Tháng Ba 1997
Nguyễn Minh Cần

(Cựu Phó Chủ Tịch Ủy ban Hành chính thành phố Hà Nội)
Vài mẩu chuyện về cuộc đời HCM (Nguyễn Minh Cần, cựu Phó chủ tịch UBND HN 195x)

http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=802

TĂNG TUYÊT MINH

Kỳ sau : TĂNG TUYÊT MINH vợ bỏ quên của Nguyên Ái Quốc
Đăng lại từ lienviet.net

Sự thật về mô hình phát triển của TQ dưới góc nhìn từ hai ký giả người Âu

0

Đăng ngày   07-10-2010 | do  bvnpost  | Mục  Trung quốc, Tài liệu

Văn Ngọc

Trong khi dư luận quần chúng, cùng các kênh thông tin và truyền thông ở phương Tây lại không ngớt lời ca ngợi những cái hay, cái giỏi của đất nước này về mọi mặt thì hai tác giả Pierre Cohen và Luc Richard xuất thân là nhà báo và nhà văn đã từng sống ở Trung Quốc và biết tiếng quan thoại, hiểu biết rộng về kinh tế, với cặp mắt quan sát sắc sảo của mình, họ đã đi vào từng ngóc ngách của đời sống xã hội Trung Quốc để tìm hiểu một thực tế vô cùng tế nhị và phức tạp để viết một cuốn «La Chine sera-t-elle notre cauchemar?» (Ed. Mille et Une Nuit – Paris 2005, tái bản 5-2008) đầy ắp thông tin và dày công phân tích nhằm chỉ ra những khuyết tật trong mô hình phát triển hiện nay của Trung Quốc.

Người ta có thể nghĩ rằng, trước hết hai tác giả này muốn nói lên một sự thật, một thực tế, mà trong nhiều năm ở phương Tây, báo chí, cùng các cơ quan truyền thông và một số người có chức quyền vẫn cố tình che giấu, hoặc tô hồng, vì dẫu sao, người ta cũng cần cái thị trường khổng lồ này trong một nền kinh tế toàn cầu hoá. Đọc tiếp »

Tướng Giáp trong dư luận Pháp

0

Đăng ngày   30-08-2010 | do  bvnpost  | Mục  Chính trị - xã hội, Tài liệu, Việt nam

Đặng Tiến


Giáp : từ lâu người Pháp vẫn có thói quen gọi tên như vậy, lý do chính là dễ phát âm, dễ nhớ, dễ viết, hơn nữa, do dùng tên này khi vị đại tướng chưa có quân hàm, như trong sách Sainteny, Salan. Đọc tiếp »

Một khuôn mặt khác của Lưu Á Châu

0

Đăng ngày   22-08-2010 | do  bvnpost  | Mục  Diễn đàn, Trung quốc, Tài liệu

Dương Danh Dy trích dịch

Vừa qua Vietnamnet và một số báo mạng tiếng Việt nước ngoài đã đăng bài viết của Lưu Á Châu (mạng BVN đã đưa lại bài này từ VNN), một Trung tướng, nguyên Chính ủy không quân Trung Quốc. Điều đáng tiếc là người giới thiệu bài viết trên chỉ sử dụng khoảng 7 trang trên tổng số 22 trang (chữ Trung Quốc) của bài nói đó, bỏ hẳn phần “Niềm tin” và đặc biệt đã bỏ qua đoạn nói rõ quan điểm của tác giả về vai trò của quân đội Trung Quốc, đồng thời cũng là quan điểm của tác giả đối với cuộc đàn áp phong trào học sinh sinh viên Trung Quốc năm 1989 và cuộc chiến tranh biên giới năm 1979…

Vì vậy xin mạn phép trích dịch bổ sung mấy đoạn đưới đây để bạn đọc trong và ngoài nước có cái nhìn toàn diện hơn, chính xác hơn về quan điểm nghe có vẻ cấp tiến của Lưu Á Châu để bạn đọc nhìn nhận toàn diện hơn về con người hai mặt của Lưu. Có thể sau khi đọc xong, một số bạn đọc sẽ vỡ mộng về “người Trung Quốc tiến bộ này” như đã có bạn đọc nói với tôi… Nhưng sự thật vẫn là sự thật, dù có đi theo “con đường Mỹ” chăng nữa, Trung Quốc “bá quyền nước lớn” vẫn là “Trung Quốc bá quyền nước lớn”. Xin đừng ảo tưởng.

Dương Danh Dy

Đọc tiếp »

Saigon – Australia những năm đầu của hàng không

0

Đăng ngày   02-08-2010 | do  bvnpost  | Mục  Tài liệu, Việt nam

Cách đây đúng 100 năm, Saigon vào năm 1910 chứng kiến một sự kiện lịch sử: đó là chuyến bay đầu tiên trong lịch sử hàng không ở Viễn Đông. Lúc 10:30 sáng, ngày 10 tháng 12 1910, phi công người Bỉ, Van den Born, bay trên chiếc máy bay Farman IV Boxkite cất cánh ở trường đua Phú Thọ trước sự hiện diện của một số người Pháp và Việt. Chuyến bay này xảy ra chỉ 7 năm sau khi hai anh em Orville và Wilbur Wright lần đầu tiên cất cánh bay ở Kittyhawk, North Carolina, Mỹ.

Nguyễn Đức Hiệp

Cách đây đúng 100 năm, Saigon vào năm 1910 chứng kiến một sự kiện lịch sử: đó là chuyến bay đầu tiên trong lịch sử hàng không ở Viễn Đông. Đọc tiếp »